Tại Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019 về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
- Đối với Giáo viên mầm non: Bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên;
- Đối với Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT): Bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên.Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
Ngoài ra, về việc xếp hạng cho giáo viên có bằng thạc sĩ với 4 Thông tư có hiệu lực từ ngày 20/3/2021 là: Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập; Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập; Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy các trường trung học cơ sở công lập; Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy các trường trung học phổ thông công lập, quy định như sau:
Giáo viên | Yêu cầu về trình độ đào tạo |
THPT hạng I | Bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên THPT. |
THCS hạng I | - Bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên với giáo viên THCS; hoặc |
Tiểu học hạng I | - Bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học; hoặc - Bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy; hoặc - Bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên. |
Như vậy, khi giáo viên có bằng thạc sĩ cùng với các yêu cầu khác về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng tương ứng, tiêu chuẩn về đạo đức, nghề nghiệp, về nhiệm vụ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thì sẽ được bổ nhiệm vào hạng I của các cấp.
VŨ THỦY