(LSO) -Sáng ngày 8/5, Bộ GD-ĐT công bố tại hội nghị trực tuyến về công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng 2020. Theo bà Nguyễn Thu Thủy - quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT, công tác tuyển sinh đại học năm 2020 có thể sẽ kéo dài đến 28/2/2021.
Thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra trước hội nghị trực tuyến về công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng 2020 vào sáng ngày 8/5, với sự tham gia của hơn 300 điểm cầu tại các trường.
Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thu Thủy – quyền Vụtrưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT cho biết công tác tuyển sinh năm 2020 có thểkéo dài đến 28/2/2021.
Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, nămnay bộ quy định rõ với những ngành có số lượng thí sinh trúng tuyển ít, khôngthể mở ngành, trường cần phải thông báo cho các bộ phận liên quan giải quyết,không nâng điểm chuẩn để đánh rớt thí sinh như năm 2019.
Phát biểu về một số điểm mới trong quy chế tuyểnsinh, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT - ông Nguyễn Văn Phúc cho biết, Luật giáo dục đại họcquy định các trường có quyền tự chủ rất lớn trong việc quyết định phương thứctuyển sinh. Tuy nhiên, tự chủ gắn liền với trách nhiệm giải trình và nâng caochất lượng.
Bất kỳ cuộc thi nào cũng phải đảm bảo nguyên tắc vềchất lượng, công bằng với tất cả các thí sinh tham dự. Vì thế, đơn vị tổ chứcthi phải công khai minh bạch các điều kiện quy định, quy trình tổ chức thi đểthí sinh chuẩn bị, để xã hội và cơ quan chức năng giám sát.
Việc quy chế tuyển sinh 2020 bổ sung các điều kiệnquy định với những trường muốn tổ chức thi để tuyển sinh riêng là nhằm tăng cườngcông cụ quản lý nhà nước để đảm bảo các kỳ thi riêng diễn ra nghiêm túc, minh bạch,đúng quy định, và đảm bảo chất lượng.
Để tổ chức một kỳ thi tuyển sinh, các trường đại họcphải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân sự (bộ phận chuyên trách khảo thí có trìnhđộ, kinh nghiệm), ngân hàng đề thi, quy chế thi, cơ sở hạ tầng (phòng ốc, máytính, phần mềm...). Đây là những điều kiện căn bản, tối thiểu để tổ chức tuyểnsinh thành công, chất lượngvà cũng là những quy định cần thiết khi tổ chức kỳthi đảm bảo quyền lợi của các thí sinh, đảm bảo trung thực, khách quan, công bằng.
Những cơ sở đào tạo chưa kịp chuẩn bị đủ các điều kiệnnày có thể phối kết hợp hoặc sử dụng chung kết quả thi với các trường đại họckhác có các điều kiện tương đồng như cùng khối ngành đào tạo, cùng khu vực...
Tuy nhiên, sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp của cácchuyên gia, các cơ sở giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT đã có điều chỉnh với một số điềukiện để tổ chức thi riêng theo hướng giảm bớt để phù hợp với năng lực của cáccơ sở đào tạo, phù hợp với điều kiện, mục tiêu tuyển sinh năm nay đồng thời đảmbảo tính khả thi của quy chế.
Cụ thể, Quy chế quy định cơ sở đào tạo đại học muốntổ chức thi riêng phải cần đáp ứng được các điều kiện sau:
Có bộ phận độc lập chuyên trách thực hiện chức năngtổ chức thi tuyển sinh; bảo đảm nhân lực đáp ứng các yêu cầu về năng lực quảnlý và chuyên môn để tổ chức tốt kỳ thi riêng, bao gồm từ lãnh đạo bộ phậnchuyên trách, cán bộ xây dựng cấu trúc đề thi, cán bộ phát triển câu hỏi vàngân hàng câu hỏi chuẩn hóa và/hoặc tự luận, cán bộ chấm thi, cán bộ đánh giá,thẩm định các tham số của câu hỏi thi và đề thi, đến các cán bộ hỗ trợ, kỹ thuậtviên.
Có ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa và/hoặc tự luận đủlớn để xây dựng đề thi cho việc tổ chức thi trong mỗi lần thi; phải ban hànhquy chế thi tuyển sinh của trường gồm quy trình tổ chức và các quy định liênquan; có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo số lượng, chất lượngphù hợp với quy mô, hình thức tổ chức thi.
Với những điều kiện trên, Thứ trưởng Phúc cho rằngcác cơ sở đào tạo có kinh nghiệm tổ chức thi đánh giá năng lực, thi văn hóa,năng khiếu… để tuyển sinh hoặc đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc tuyển sinh riêngtrong năm nay hoàn toàn có thể đáp ứng được.
Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tracông tác tuyển sinh, đào tạo; đồng thời đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượnggiáo dục đại học.
Bài thi tốt nghiệp THPT năm nay vẫn có độ phân hóa, trên cơ sở đó, các trường đại học vẫn có thể sử dụng để xét tuyển. Đây là kết quả của một kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, bài bản, có sự chuẩn bị kỹ càng, rút kinh nghiệm điều chỉnh từng năm với sự giám sát của lực lượng chức năng và toàn xã hội.
LÂM HOÀNG(t/h)