(LSVN) - Đây là một trong những nội dung mới đáng chú ý tại Luật Cảnh sát cơ động số 04/2022/QH15 đã được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2022.
Ảnh minh họa.
Cụ thể, tại Điều 30 Luật Cảnh sát cơ động quy định Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
- Phối hợp với Bộ Công an quy hoạch quỹ đất phù hợp để xây dựng trụ sở đóng quân, thao trường huấn luyện cho Cảnh sát cơ động.
- Hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động của Cảnh sát cơ động phù hợp với khả năng của địa phương và theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Cảnh sát cơ động.
- Ưu tiên thực hiện chính sách về nhà ở xã hội cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động theo quy định của pháp luật.
Luật hiện hành chỉ quy định Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bảo đảm và tạo điều kiện để Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Như vậy, so với quy định tại Luật Cảnh sát cơ động 2013, các yêu cầu về trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với lực lượng cảnh sát cơ động tại Luật Cảnh sát cơ động 2022 đã có nhiều quy định cụ thể hơn.
Luật Cảnh sát cơ động 2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023.
TIẾN HƯNG
Giám sát chặt việc cho vay hỗ trợ lãi suất 2% tại các ngân hàng thương mại