(LSO) -Được biết, đã có rất nhiều thương binh, bệnh binh, hộ cận nghèo và cả các gia đình có công đã tự nguyện không nhận khoản hỗ trợ từ gói 62.000 tỉ.Khi được hỏi về vấn đề này, một trong số các trường hợp chia sẻ dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng cũng chưa đến mức quá đỗi khó khăn cho nên đã tự nguyện không nhận hỗ trợ và nhường lại cho những người khó khăn hơn.
Các địa phương ở Thanh Hoá đang triển khai chi hỗ trợ từ gói 62.000 tỉ đồng cho người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Tại huyện Thọ Xuân, qua rà soát của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, hơn 46.500 người ở các gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo... thuộc diện được hỗ trợ, với tổng số tiền trên 48 tỉ đồng.
Tuy nhiên, đến nay chính quyền địa phương đã nhận được đơn tự nguyện không nhận hỗ trợ của hơn 2.000 người, tổng số tiền trên 1,5 tỉ đồng.
Một trường hợp nổi bật đó là ông Lê Đình Tính (76 tuổi, ở xã Xuân Hồng), được biết, gia đình ông Tính thuộc hộ cận nghèo. Sáu khẩu ăn trong nhà đều chủ yếu phụ thuộc vào mấy sào ruộng và chăn nuôi gà, lợn. Theo quy định, gia đình ông sẽ được hỗ trợ 4,5 triệu đồng cho ba tháng, nhưng đầu tháng 5, ông đã làm đơn tự nguyện và không nhận khoản trợ cấp của Chính phủ.
Ông Tính chia sẻ, bản thân muốn nhường phần mình chongười khó khăn hơn và cho hay gia đình cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưngcũng chưa đến mức quá đỗi khó khăn.
"Nghe đài báo nói nhiều nơi có cụ già 80 - 90 tuổi còn đạp xe tặng bộ đội từng bó rau, ống gạo, nhiều người ủng hộ nhà nước hàng chục tấn gạo, nên phần đóng góp của gia đình tôi thông qua việc từ chối nhận cứu trợ là không đáng kể", ông Tính nói thêm.
Được biết, Trung Lập 3 là thôn nghèo nhất của xãXuân Lập (huyện Thọ Xuân) với hơn 280 hộ nghèo và cận nghèo, nhưng đây cũng làthôn có gần 50% số khẩu tự nguyện làm đơn không nhận tiền hỗ trợ.
Cũng một trường hợp nữa trong hàng nghìn trường hợp trên địa bàn Thanh Hóa tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ, là Ông Trịnh Minh Là, thôn 3, xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa là một trường hợp như vậy.
Được biết, ông Là thuộc đối tượng người có công, nhiễm chất độc hóa học, theo quy định của Nghị quyết 42 của Chính phủ, theo quy định, gia đình ông sẽ được hỗ trợ 4,5 triệu đồng trong 3 tháng.
Tuy nhiên, xét thấy gia đình vẫn có thể tự chủ được, gia đình ông đã quyết định tự nguyện làm đơn xin không nhận tiền hỗ trợ từ gói 62.000 tỉ đồng, với tinh thần “nhường cơm, sẻ áo” mặc dù tuổi ông cũng khá cao.
Theo Phó chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân Nguyễn Ngọc Thức, chính quyền địa phương đang rất bất ngờ khi mà nhiều người làm đơn không nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỉ đồng.
"Hành động ý nghĩa này sẽ được tuyên dương,thông báo rộng rãi nhằm khích lệ, động viên nhân dân chung tay đẩy lùiCovid-19", ông Thức nói.
Ngoài huyện Thọ Xuân, tại Thanh Hoá còn rất nhiều cónhiều người dân khác ở các huyện ven biển như Quảng Xương, Hoằng Hoá... gửi đơnkhông nhận tiền hỗ trợ; trong đó riêng Quảng Xương có hơn 300 hộ nghèo, cận nghèovới gần 1.350 khẩu từ chối.
Cụ thể, gia đình anh Nguyễn Văn Thiện (48 tuổi, ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa) vẫn nằm trong nhóm hộ cận nghèo của xã ven biển Hoằng Phụ. Ngôi nhà 4 gian đã cũ nát được bố mẹ anh Thiện xây dựng từ 40 năm trước, hiện là nơi ở của vợ chồng anh cùng hai con và mẹ già ngoài 70 tuổi. Trong nhà không có nhiều tài sản giá trị, một phần mái ngói đã mục phải dùng bạt che chắn, hứng nước khi trời mưa.
Mặc dù, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà hơn batháng qua, anh Thiện đã không thể vào Nam đi làm. Việc thu nhập kinh tê sụt giảmkhiến cho gia đình anh phải chi tiêu tằn tiện từ nguồn tích góp trước đây.
Tuy nhiên, gia đình anh vẫn viết đơn xin không nhậnsố tiền hơn 2 triệu đồng. "Chúng tôi muốn chia bớt gánh nặng với Chính phủ.Dù đó là số tiền có thể giúp gia đình đủ ăn cả tháng", anh Thiện cho hay.
Chỉ tính riêng tại huyện Thọ Xuân, đến thời điểm này đã có gần 2.000 hộ viết đơn không nhân tiền hỗ trợ của Nhà nước. Ông Trương Hùng Thanh, Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Thọ Xuân cho biết, đến ngày 10/5 số tiền người dân không nhận hỗ trợ đã lên đến 1,4 tỉ đồng.
Việc các hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình chính sách ở Thanh Hóa đang tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ từ gói an sinh xã hội 62.000 tỉ đồng của Chính phủ đang lan truyền rộng rãi.
Đó là hành động đẹp, ý nghĩa, nhân văn... trong tình hình đất nước còn khó khăn, thể hiện truyền thống tốt đẹp ngàn đời của người dân Việt Nam “nhường cơm, sẻ áo”.
Ngày 10/4, Chính phủ ban hành Nghị quyết hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn vì Covid-19. Dự kiến, khoảng 20 triệu người yếu thế bị ảnh hưởng bởi Covid-19 sẽ được nhận hỗ trợ của gói 62.000 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp 36.000 tỉ đồng, gồm 22.000-23.000 tỉ đồng từ ngân sách Trung ương và 13.000-14.000 tỉ từ ngân sách địa phương. Ngoài ra, còn nguồn hỗ trợ gián tiếp qua việc cho phép doanh nghiệp phải giảm 50% lao động tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất trong 12 tháng. |
LÂM HOÀNG (t/h)