Thông tin các ca mắc mới cụ thể như sau:
CA BỆNH 2530 (BN2530) là bệnh nhân nữ, 56 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ tại huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Ngày 09/03/2021, bệnh nhân từ Thụy Điển quá cảnh Pháp, sau đó nhập cảnh Sân bay Nội Bài, đã được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP. Hà Nội.
Kết quả xét nghiệm ngày 11/03/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở Đông Anh).
CA BỆNH 2531 (BN2531) là bệnh nhân nữ, 59 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.
CA BỆNH 2532 (BN2532) là bệnh nhân nam, 56 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
BN2531-2532 từ Hoa Kỳ quá cảnh Hàn Quốc, sau đó nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất ngày 10/03/2021, đã được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Bình Dương.
Kết quả xét nghiệm ngày 10/03/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương.
CA BỆNH 2533 (BN2533) là bệnh nhân nam, 28 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ tại TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương. Ngày 07/03/2021, bệnh nhân từ Philippines nhập cảnh Sân bay Cam Ranh, đã được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Ninh Thuận.
Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 10/03/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận. Trước đó chuyến bay này đã có trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Tính đến 18h ngày 11/3 là Việt Nam có tổng cộng 1.588 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 895 ca.
Riêng tại Hải Dương có (711 ca), Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (05 ca), Bắc Giang (02 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (02 ca), Hà Giang (01 ca), Điện Biên (03 ca), Bình Dương (06 ca), Hải Phòng (04 ca ), Hưng Yên (03 ca)
10 tỉnh, thành phố đã qua 26 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới Covid-19 trong cộng đồng gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, Hà Nội cũng đã 23 ngày không có ca bệnh Covid-19 mắc mới tại cộng đồng.
Còn tại Hải Phòng, tính từ ca bệnh mắc gần nhất đến nay đã 16 ngày thành phố này không có ca bệnh Covid-19 mắc mới tại cộng đồng.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, trong ngày hôm nay, Việt Nam công bố 44 bệnh nhân khỏi bệnh bao gồm: BN1307-BN1470-BN1972-BN2040-BN2091-BN1822-BN1867-BN2297-BN1569-BN2131-BN1853-BN2460-BN2413-BN1756-BN2288-BN1595-BN1572-BN2380-BN1980-BN1900-BN1675-BN1897-BN2500-BN1744-BN1937-BN1669-BN2374-BN2350-BN2339-BN1743-BN2187-BN2218-BN2220-BN2167-BN2231-BN2162-BN2271-BN1944-BN2171-BN2372-BN2119-BN2330-BN1673-BN2277.
Như vậy, đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 2.004 bệnh nhân Covid-19.
Trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 01 với virus SARS-CoV-2 là 70 ca; số ca âm tính lần 02 với SARS-CoV-2 là 44 ca và số ca âm tính lần 03 là 100 ca.
Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế hiện còn BN1536 đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nặng là bệnh nhân nặng nhất, bệnh nhân đã dừng ECMO 13 ngày, tập cai thở máy nhiều ngày nhưng vẫn còn khó khăn nên vẫn duy trì tỉ lệ 80% thở máy, 20% tự thở.
Bệnh nhân cai thở máy khó khăn do sức cơ yếu, suy tim nặng và huyết động không ổn định.
Sau khi kết thúc ECMO, hiện phổi bệnh nhân thông khí khá tốt, oxy máu luôn đảm bảo. Tuy nhiên, chức năng các cơ quan khác như gan, thận, não, cơ quan tạo máu của bệnh nhân khó hồi phục.
Đặc biệt bệnh nhân có tình trạng suy tim nên thỉnh thoảng lên cơn rối loạn nhịp, tụt huyết áp đe doạ tính mạng...
Dù vậy bệnh nhân đã tự ăn gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa (qua ống thông), có hỗ trợ truyền dinh dưỡng qua tĩnh mạch 20%.
BN1536 đang tiếp tục được duy trì thuốc hỗ trợ nâng đỡ các cơ quan, tiếp tục lọc máu do thận còn suy chưa làm việc. Đồng thời bệnh nhân cũng đang phải dùng phối hợp nhiều thuốc kháng sinh, kháng nấm do kết quả xét nghiệm cho thấy có khả năng đã bước vào đợt nhiễm trùng bội nhiễm mới do nấm hoặc vi trùng khác.
Số ca tử vong liên quan đến Covid-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).
Cảnh báo giả mạo trong cung ứng, mua bán vaccine Covid-19 Bộ Y tế khuyến cáo các cơ quan, tổ chức khi nhận được các thông tin, đề nghị, hợp tác về việc cung cấp vaccine phòng Covid-19 cần thận trọng, chủ động xác thực, kiểm chứng thông tin, đảm bảo an toàn pháp lý, tài chính và thương mại. Theo Bộ Y tế, mới đây Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol), Cảnh sát Trung Quốc và Nam Phi đã bắt giữ nhiều đối tượng liên quan đến buôn bán vaccine Covid-19 giả. Ngoài ra, Interpol cũng đã nhận được thêm các báo cáo về việc phân phối vaccine giả và hoạt động lừa đảo nhắm vào các cơ quan y tế. Tại Việt Nam, trong thời gian vừa qua đã có nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước nộp hồ sơ đăng ký, liên hệ với Bộ Y tế để chào bán, gợi ý cung cấp vaccine phòng Covid-19 của các nhà sản xuất như Moderna (Mỹ), AstraZeneca… Tuy nhiên, qua xác minh thông tin, các nhà sản xuất vaccine trên hiện tại chưa có hoạt động ủy quyền, ủy thác với các tổ chức, cá nhân này. Ngày 01/3/2021, Astra Zeneca đã có thư khẳng định, ngoài Chương trình COVAX, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC), Astra Zeneca không ủy quyền cho công ty, tổ chức, cá nhân nào khác cung cấp vaccine phòng Covid-19 của Astra Zeneca tại Việt Nam. Tương tự, Moderna cũng đã khẳng định chưa ủy quyền cho bất cứ bên nào về việc đăng ký, bán hàng và nhập khẩu vaccine phòng Covid-19 cho Việt Nam đến thời điểm hiện tại. Các nhà sản xuất vaccine khác như Pfizer, Johnson & Johnson đều có công ty chi nhánh tại Việt Nam. Đối với vaccine Sputnik của Nga, Đại sứ quán Nga tại Việt Nam đã khẳng định mọi sự mua bán, nhập khẩu, hợp tác cần trao đổi trực tiếp với Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga. Trung Quốc, Ấn Độ cũng khẳng định rõ việc mua, nhập khẩu vaccine phòng Covid-19 phải được Chính phủ phê duyệt. Ngày 15/02/2021, Cơ quan Chống gian lận Châu Âu (The European Anti-Fraud Office (OLAF) đã cảnh báo chính phủ các nước cảnh giác về việc gian lận, lừa đảo trong mua bán vaccine phòng Covid-19. Trong tuyên bố này, OLAF cho biết đã có hiện tượng các tổ chức, cá nhân mạo danh mời chào vaccine Covid-19 giả nhằm lừa gạt các chính phủ thành viên của EU đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng. Các hình thức lừa đảo có thể gồm: Tự nhận là đại diện thương mại cho các nhà sản xuất vắc xin và tuyên bố sở hữu hoặc có quyền tiếp cận vaccine phòng Covid-19 để mời chào bán vaccine; chào bán số lượng lớn vaccine phòng Covid-19 cho Chính phủ hoặc các tổ chức, cung cấp một lượng hàng mẫu để ký kết, nhận tiền đặt cọc và sau đó chiếm dụng; hoặc cung cấp các lô vaccine phòng Covid-19 giả mạo. Tại Việt Nam, nhằm đảm bảo việc tiếp cận vaccine phòng Covid-19 cho người dân, Bộ Y tế khuyến khích tất cả các doanh nghiệp có đủ điều kiện, tiếp cận, đàm phán với các đối tác cung cấp vaccine phòng Covid-19 trên thế giới để nhập khẩu vắc xin về sử dụng trong nước theo quy định. Tuy nhiên, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan, tổ chức khi nhận được các thông tin, đề nghị, hợp tác về việc cung cấp vắc xin phòng Covid-19 cần thận trọng, chủ động xác thực, kiểm chứng thông tin, đảm bảo an toàn pháp lý, tài chính và thương mại. Trong trường hợp cần thiết, các doanh nghiệp có thể đề nghị Bộ Y tế và các cơ quan như Bộ Công an, Cơ quan ngoại giao, Thương mại… giúp xác minh thông tin liên quan đến việc cung cấp vaccine phòng Covid-19. Bên cạnh đó, Bộ Y tế yêu cầu việc đàm phán, mua vaccine phòng Covid-19 cần được thông báo kịp thời cho Bộ Y tế để đảm bảo việc nhập khẩu, sử dụng cũng như điều hành nguồn và tổ chức tiêm chủng được thông suốt, theo đúng chỉ đạo tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19. |
TRẦN MINH
Việt Nam có thêm 433 người được tiêm chủng vaccine Covid-19 của AstraZeneca