/ Nhịp cầu doanh nghiệp
/ Việt Nam xuất siêu gần 2 tỉ USD trong 5 tháng

Việt Nam xuất siêu gần 2 tỉ USD trong 5 tháng

05/01/2021 18:04 |

(LSO) - Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm đạt 99,36 tỉ USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch trên 24,6 tỉ USD, tiếp đến là Trung Quốc, EU, ASEAN và Nhật Bản.

Tổng cục Thống kê cho biết, cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng ước tính tiếp tục có mức xuất siêu 1,9 tỷ USD.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2020ước tính đạt 18,5 tỉ USD, tăng 5,2% so với tháng trước.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩuhàng hóa ước tính đạt 99,36 tỉ USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước, trongđó khu vực kinh tế trong nước đạt 33,30 tỉ USD, tăng 10,4%; khu vực có vốn đầutư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 66,06 tỉ USD (chiếm 66,5% tổng kim ngạch xuấtkhẩu), giảm 6,9%.

Trong 5 tháng có 17 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩutrên 1 tỉ USD, chiếm 82% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó: điện thoại và linhkiện đạt 18 tỉ USD, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính vàlinh kiện đạt 15,3 tỉ USD, tăng 22,1%; hàng dệt may đạt 10,4 tỉ USD, giảm14,5%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 8,5 tỉ USD, tăng 25%; giày dép đạt6,8 tỉ USD, giảm 4,8%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4 tỉ USD, tương đương cùng kỳ nămtrước; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 3,1 tỷ USD, giảm 12,2%; thủy sản đạt2,8 tỉ USD, giảm 10,3%; sắt thép đạt 1,6 tỉ USD, giảm 13,5%; xơ, sợi dệt đạt1,3 tỉ USD, giảm 21,4%; sản phẩm chất dẻo đạt 1,3 tỉ USD, giảm 3,6%; túi xách,ví, va li, mũ, ô dù đạt 1,3 tỉ USD, giảm 15,5%; sản phẩm từ sắt thép đạt 1,3 tỉUSD, giảm 5%.

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàngnông sản giảm so với cùng kỳ năm trước: rau quả đạt 1,6 tỉ USD, giảm 10,3%; caosu đạt 470 triệu USD, giảm 29,6% (lượng giảm 30,7%); hạt tiêu đạt 309 triệuUSD, giảm 17,9% (lượng tăng 0,4%). Một số mặt hàng nông sản có kim ngạch xuấtkhẩu tăng: Gạo đạt 1,4 tỉ USD, tăng 17,2% (lượng tăng 3,7%); cà phê đạt 1,4 tỉUSD, tăng 2,9% (lượng tăng 4,7%); hạt điều đạt 1,2 tỉ USD, tăng 2,2% (lượngtăng 17,8%).

Về thị trường, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhấtcủa Việt Nam trong 5 tháng đầu năm với kim ngạch đạt 24,6 tỉ USD, tăng 8,2% sovới cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 16,3 tỉ USD, tăng 20,1%. Thịtrường EU đạt 12,9 tỷ USD, giảm 12%...

Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu gần 97,5 tỉUSD hàng hoá trong 5 tháng đầu năm, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm. Khu vực kinhtế trong nước nhập khẩu 41,94 tỉ USD, phần còn lại thuộc về khu vực có vốn đầutư nước ngoài. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch ướctính trên 28,9 tỉ USD.

Giá trị nhập khẩu nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm tỷtrọng áp đảo trong cơ cấu hàng hoá với 93,3%, tương đương 90,98 tỉ USD. Nhómhàng tiêu dùng chiếm thiểu số với khoảng 6,5 tỉ USD.

Cán cân thương mại hàng hoá ước tính xuất siêu 1,9 tỉUSD. Khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 8,6 tỉ USD, trong khi khu vực có vốnđầu tư nước ngoài (bao gồm dầu khí) xuất siêu đến 10,5 tỉ USD.

"Covid-19 diễn biến phức tạp tại các thị trườnglà đối tác thương mại chính đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất, nhập khẩucủa Việt Nam", báo cáo của Tổng cục Thống kê viết.

Trong nghị quyết 84 về các nhiệm vụ tháo gỡ khó khăncho sản xuất kinh doanh trong bối cảnh đại dịch, Chính phủ chỉ đạo các bộ ngànhthực hiện nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.

Cụ thể, Bộ Công Thương được yêu cầu khắc phục sựgián đoạn nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho sản xuất kinh doanh, đa dạng thịtrường xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường mới chocác mặt hàng bị huỷ hoặc giãn tiến độ giao hàng. Cơ quan này được giao tận dụngcơ hội từ các hiệp định tự do thương mại đã ký, đặc biệt là EVFTA và CPTPP.

Trong khi đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính xây dựngvà lấy ý kiến về biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực theo trình tựrút gọn để kịp thời ban hành ngay khi EVFTA có hiệu lực. Đồng thời, gia hạn thờihạn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), chấp nhận C/O sử dụng chữký, con dấu điện tử hoặc bản chụp nộp cho cơ quan hải quan.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải quyết liệt thực hiện các biện pháp để gỡ "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu đối với hàng thủy sản. Bên cạnh đảm bảo an ninh lương thực, cơ quan này được giao cải thiện năng lực xuất khẩu nông sản chính ngạch sang các thị trường, nhất là Trung Quốc. Bộ Y tế có thể đơn giản hóa thủ tục thẩm định cho phép sản xuất và xuất nhập khẩu khẩu trang, trang phục bảo hộ và thiết bị y tế.

LÂM HOÀNG

/day-nhanh-chi-tra-xu-ly-nghiem-hanh-vi-truc-loi-tu-goi-62-nghin-ti-dong.html