#litterati xuất phát từ Jeff Kirschner, lấy cảm hứng từ hành động nhặt lon nước trên mặt đường của con gái anh khi cả 2 đang đi dạo trong rừng năm 2012. Anh nảy ra ý tưởng khá “điên” của thời đó là “dọn vệ sinh có thể trên quy mô toàn cầu”, Jeff đã lập tài khoản mang tên @litterati chỉ chuyên đăng các hình ảnh về rác, nhặt rác… đi kèm hashtag #litterati, và thật bất ngờ khi hashtag này được hưởng ứng rất nhiều.
Hay như chương trình BluePlanet II, chương trình truyền hình nổi tiếng này đã tạo được ấn tượng và sự quan tâm của đại đa số người xem. Kết quả tìm kiếm từ khóa liên quan đến rác thải nhựa trên Google đều tăng vọt sau đó. Chưa hết, nền tảng mạng xã hội (Twitter) lại là “đòn bẩy” giúp câu chuyện về rác thải nhựa tiếp tục được “hâm nóng”, mọi người bàn tán, ủng hộ rất sôi nổi. Tinh thần trách nhiệm và sự hiểu biết về vấn đề bảo vệ môi trường biển vô tình được Twitter lan tỏa. Đương nhiên nó cũng tạo nên một “phong trào” về ý thức hạn chế rác thải nhựa trong sinh hoạt hàng ngày.
Hai câu chuyện trên cho thấy, môi trường đang là vấn đề nhức nhối của toàn cầu, tuy vậy để “môi trường” trở thành một “vấn đề nghiêm trọng” trong ý thức mỗi con người thì có lẽ mạng xã hội lại đang làm khá tốt điều đó.
Trong một báo cáo của Internet Pew Project cho biết, có đến 67% người trưởng thành sử dụng các nền tảng mạng xã hội khác nhau. Trong đó, độ tuổi từ 18-29 chiếm đến hơn 83%, và 35% người sử dụng mạng xã hội có độ tuổi trên 65.
Khác với các nền tảng truyền thông thường thấy như tivi, đài báo,.. Mạng xã hội là một nơi để mọi người có thể trò chuyện, thể hiện bản thân… Mạng xã hội đề cao sự tương tác giữa các người dùng.
Do đó, việc truyền tải thông điệp hoặc kêu gọi hành động sẽ mang lại hiệu quả có thể là tốt hơn nhiều so với các kênh truyền thông truyền thống mà chúng ta thường thấy.
Các chiến dịch bảo vệ môi trường trên nền tảng xã hội đã được hình thành từ vài năm trở lại đây. Cũng bởi yếu tố “tương tác” được đặt lên hàng đầu mà các chiến dịch ý nghĩa và nhân văn được hưởng ứng rất nhiều.
Sau tất cả những điều này, có thể thấy, mạng xã hội là một nền tảng tốt để tạo nên ý thức cộng động cho con người nói chung. Những hành động, những thông điệp ý nghĩa đều được nhân rộng qua các nền tảng mạng xã hội.
Đó cũng là 1 trong lý do chính mà Tạp chí Kinh tế Môi trường phối kết hợp với nhiều cơ quan quan trọng của Bộ Tài nguyên Môi trường cùng sự đồng ý của Bộ Thông tin Truyền thông ra mắt Mạng xã hội Vì môi trường đầu tiên tại Việt Nam - Vngreen.
Tất cả vì 1 Việt Nam Xanh!
PV