(LSO) - 93% Đại biểu Quốc hội ấn nút thông qua dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi). Theo đó, thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.
Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý trướckhi Quốc hội bấm nút thông qua, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên,Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho hay, có ý kiến đề nghị trong tươnglai cần nghiên cứu thành lập Bộ Thanh niên hoặc Bộ Thanh niên và Thể thao trêncơ sở hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Cho rằng ý kiến trên là “xác đáng”, nhưng theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đây là vấn đề quan trọng gắn với mô hình tổ chức Chính phủ và hệ thống chính trị. Cho nên cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo và trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định vào thời điểm thích hợp.
Về một số ý kiến đề nghị giao Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về thanh niên, thay vì Bộ Nội vụ, hoặc không quy định cụ thể Bộ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về thanh niên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, thực tiễn thi hành luật những năm qua cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn, lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên là do công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương còn hạn chế.
Đối với Bộ Nội vụ, sau khi được phân công thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên cũng đã có cố gắng và đạt kết quả nhất định. Từ đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho phép tiếp tục giao Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh niên như dự thảo Luật.
“Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ Nội vụ quan tâm kiện toàn bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về thanh niên; tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Nội vụ, các bộ, ngành, địa phương và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên”, ông Bình cho hay.
Ông Bình cũng cho biết thêm, đã có ý kiến đề nghị bỏ quy định UBND cấp tỉnh căn cứ vào yêu cầu thực tế và điều kiện của địa phương, thành lập tổ chức phối hợp liên ngành có chức năng tư vấn, giúp Chủ tịch UBND cấp tỉnh về công tác thanh niên. Vì đây là quy định có tính chất tùy nghi, dễ dẫn đến việc thực hiện không thống nhất trong phạm vi cả nước.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bỏ quy định này trong dự thảo Luật.
Trước đó, tại phiên thảo luận về dự luật này ngày 25/5, đa số ý kiến đồng ý với quy định về Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam. Tuy nhiên cũng có ý kiến đề nghị không quy định về Ủy ban này vì đây là cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ.
Mặc dù vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng thanh niên là đối tượng có mặt trong tất cả các lĩnh vực của xã hội, do đó, công tác thanh niên cần có một tổ chức phối hợp liên ngành.
Để đáp ứng yêu cầu trên, Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam đã được thành lập nhằm giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành về thanh niên.
Qua hơn 22 năm hoạt động, Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc phối hợp với các bộ, ngành xây dựng các chiến lược, chính sách dành cho thanh niên; thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh niên.
Được biết, Luật Thanh niên tiếp tục được giao cho Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh niên. Chính phủ, Bộ Nội vụ sẽ kiện toàn bộ máy, đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ liên quan.
Theo đó, Luật Thanh niên (sửa đổi) quy định tráchnhiệm của thanh niên đối với Tổ quốc. Đồng thời, Nhà nước sẽ bảo đảm cho thanhniên được giáo dục quốc phòng và an ninh, thực hiện nghĩa vụ quân sự; nghĩa vụtham gia Công an nhân dân, Dân quân tự vệ; tham gia quân nhân dự bị và xây dựngnền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân...
"Thanh niên được bảo đảm bình đẳng trong tiếp cậngiáo dục và tạo điều kiện cho thanh niên tham gia nghiên cứu khoa học", LuậtThanh niên (sửa đổi) quy định.
Luật này sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành từ 01/01/2021.
LÂM HOÀNG(t/h)