Ảnh minh họa.
Theo đó, lực lượng thanh tra, cảng vụ đường thủy có trách nhiệm tăng cường kiểm tra điều kiện hoạt động của cảng, bến, an toàn kỹ thuật phương tiện và thuyền viên phương tiện vận tải khách. Trường hợp phát hiện vi phạm cảng, bến, phương tiện hoạt động không phép, trái phép hoặc không đủ điều kiện kỹ thuật phải kiên quyết đình chỉ hoạt động; xử lý nghiêm vi phạm về trang thiết bị cứu sinh, chở quá tải…
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cũng đề nghị Sở Giao thông Vận tải các địa phương tổ chức vận tải hành khách bằng đường thủy thuận lợi cho người dân trong dịp Tết, tăng cường tuyên truyền người dân sử dụng phao cứu sinh, tuân thủ quy định phòng dịch Covid-19 khi tham gia giao thông đường thủy. Đồng thời, chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông địa phương tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm luật giao thông đường thủy dịp Tết và lễ hội Xuân 2022 trên địa bàn.
Bên cạnh đó, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam đề nghị Hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam tích cực tuyên truyền, vận động các đơn vị, cá nhân, thuyền viên vận tải thủy tự giác chấp hành Luật giao thông đường thủy; trong đó, không vi phạm quy định về nồng độ cồn khi tham gia giao thông đường thủy để phòng ngừa tai nạn, sự cố giao thông dịp Tết.
Đại diện Cảng vụ đường thủy khu vực II (Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam) cho biết, các đơn vị đang đến từng cảng, bến khách thủy tuyên truyền, yêu cầu chủ cảng, bến cam kết thực hiện tuân thủ quy định Luật giao thông đường thủy và phòng, chống dịch Covid-19. Trường hợp đơn vị kinh doanh cảng, bến, vận tải thủy vi phạm cam kết, có hành vi gây mất an toàn giao thông đường thủy sẽ bị xử lý nghiêm theo Nghị định 139/2021/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy…
PV
Áp dụng ‘án treo’: Khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị