Ảnh minh họa.
Trả lời về vấn đề trên, Luật sư Phan Văn Vĩnh, Đoàn Luật sư Tây Ninh cho rằng đây là hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam. Cụ thể, hành vi này vi phạm Nghị định Số: 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Theo đó, tại khoản 3, Điều 31 vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam đã nêu rõ: “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật”.
Ngoài ra, theo khoản 5, Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP này cũng quy định về hình thức xử phạt bổ sung là: "Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý". Hoặc bị buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm được quy định tại khoản 6 Điều này.
Còn về hình ảnh chân dung Bác Hồ bị kẹt giữa các bánh răng của xích sắt, đây là hành vi xúc phạm hình ảnh, danh dự lãnh tụ, lãnh đạo, trong đó có xúc phạm hình ảnh là hành vi cấu thành tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" được quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015 bởi hình ảnh, danh dự lãnh tụ có liên quan mật thiết đến lợi ích của nhà nước.
Theo đó, người nào xúc phạm lãnh tụ thuộc khung cơ bản thì phải chịu hình phạt: Cải tạo không giam giữ đến 03 năm; Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Ở khung tăng nặng: Người nào xúc phạm lãnh tụ mà gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Mặc dù vui đùa là cần thiết để làm phong phú thêm cuộc sống tinh thần. Tuy nhiên, việc sử dụng hình ảnh của đồng tiền sai mục đích là những hành vi vi phạm pháp luật, bởi vậy nên thận trọng với những hành vi này và những trường hợp tương tự hoặc tái phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật hiện hành.
TRẦN QUÝ
Người nhập cảnh qua sân bay Tân Sơn Nhất sẽ phải thực hiện quy trình giám sát y tế như thế nào?