/ Dọc đường tố tụng
/ Xử lý thế nào với hành vi làm giả bằng cấp, tài liệu, con dấu nhằm trục lợi?

Xử lý thế nào với hành vi làm giả bằng cấp, tài liệu, con dấu nhằm trục lợi?

05/01/2021 18:07 |

(LSO) -Đối với hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, theo Điều 341 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định người nào vi phạm hành vi trên, có thể bị xử lý với mức án cao nhất là 03 đến 07 năm tù.

Ngày 20/7, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, vừa triệt phá thành công đường dây sản xuất, mua bán bằng cấp giấy tờ giả quy mô lớn, đồng thời tạm giữ hình sự 3 đối tượng để điều tra làm rõ, bao gồm Trần Khánh Trình (SN 1980, ngụ tại TP. Biên Hòa), Tạ Tiến Anh (SN 1981, quê tỉnh Ninh Bình); Đỗ Hồng Lĩnh (SN 1991, quê tỉnh Thanh Hóa)…

Các đối tượng bị xử lý vì hành vi “Làm giả các văn bằng, chứng chỉ, tài liệu giả”.

Các đối tượng bị xử lý vì hành vi “Làm giả các văn bằng, chứng chỉ, tài liệu giả”.

Được biết, cách thức làm giả con dấu, tài liệu của các đối tượng hết sức tinh vi, xảo quyệt. Theo đó, các đối tượng này đã sử dụng kỹ thuật vi tính làm giả các văn bằng, chứng chỉ, tài liệu giả với độ chính xác rất cao và cực kỳ khó phát hiện.

Căn cứ tại Điều 341 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” của các đối tượng như sau:

Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Đối tượng cùng số con dấu giả bị Công an thu giữ.

Đối với những trường hơp có tổ chức; phạm tội từ 02 lần trở lên; làm từ 02 đến 05 con dấu tài liệu hoặc giấy tờ khác; sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng và tái phạm nguy hiểm thì sẽ chịu mức án phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Với những trường hợp làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên thì người phạm tội sẽ phải chịu mức án phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Không chỉ vậy, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Ngày 20/7, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, vừa triệt phá thành công đường dây sản xuất, mua bán bằng cấp giấy tờ giả quy mô lớn, đồng thời tạm giữ hình sự 3 đối tượng để điều tra làm rõ, bao gồm Trần Khánh Trình (SN 1980, ngụ tại TP. Biên Hòa), Tạ Tiến Anh (SN 1981, quê tỉnh Ninh Bình); Đỗ Hồng Lĩnh (SN 1991, quê tỉnh Thanh Hóa)…
Trước đó, qua nắm bắt tình hình, Công an tỉnh Đồng Nai phát hiện hoạt động mua bán, sử dụng giấy tờ giả với thủ đoạn tinh vi, phức tạp. Do đó, Công an tỉnh Đồng Nai đã thành lập chuyên án, giao lực lượng an ninh chủ trì phối hợp với các lực lượng khác điều tra.
Ngày 18/7, bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng Công an đã xác định Trần Khánh Trình (40 tuổi, ngụ TP. Biên Hòa) là nghi can cầm đầu đường dây sản xuất văn bằng, chứng chỉ, tài liệu giả mua bán trên quy mô toàn quốc.
Khám xét nơi ở đối tượng Trần Khánh Trình và đồng bọn, Công an đã phát hiện và thu giữ nhiều văn bằng chính chỉ, giấy tờ làm giả liên quan cùng nhiều máy móc dụng cụ nhằm để thực hiện các công đoạn làm bằng cấp, chứng chỉ giấy tờ giả.
Trong đó có 2 bộ máy tính để bàn chứa dữ liệu sản xuất hàng ngàn giấy tờ, tài liệu giả; 1 máy tính xách tay dùng để tạo phôi, tạo mẫu, làm giả giấy tờ; 2 máy in màu; 1 máy ép nhựa; 6 phôi bằng cấp các loại; 131 mẫu dấu các loại của các cơ sở giáo dục, dạy nghề trên cả nước; 300 tem dán trên phôi bằng; nhiều con dấu giả, 5 ĐTDĐ các loại; 1 CMND mang tên Nguyễn Xuân Hải nhưng dán ảnh của Trần Khánh Trình; 1 căn cước công dân số 037080000867 mang tên Trần Khánh Trình và hàng trăm giấy tờ khác liên quan đến hoạt động sản xuất giấy tờ giả.
Từ các chứng cứ, tài liệu thu thập được, Công an Đồng Nai tiếp tục bắt giữ thêm hai đồng bọn của Trình gồm Tạ Tiến Anh (39 tuổi, quê Ninh Bình) và Đỗ Hồng Lĩnh (29 tuổi, quê Thanh Hóa).
Theo Công an Đồng Nai, thủ đoạn làm giả con dấu, tài liệu của các nghi can hết sức tinh vi, xảo quyệt. Theo đó, các nghi can sử dụng kỹ thuật vi tính làm giả các văn bằng, chứng chỉ, tài liệu giả với độ chính xác rất cao và cực kỳ khó phát hiện.
Trong khi đó, việc mua, bán giấy tờ giả được thực hiện chủ yếu qua mạng xã hội, sử dụng tài khoản "ẩn danh" không có địa chỉ cụ thể và thông qua nhiều khâu trung gian khác nhau, gây khó khăn cho việc điều tra, phát hiện của cơ quan chức năng.
Vụ việc hiện đang được Công an Đồng Nai tiếp tục mở rộng điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
 

LÂM HOÀNG

/tam-giu-hinh-su-doi-tuong-cuop-tien-hiep-dam-chu-quan-nuoc.html