/ Tin thế giới
/ Xung đột Mỹ - Trung tăng nhiệt

Xung đột Mỹ - Trung tăng nhiệt

05/01/2021 18:04 |

(LSO) - Chính phủ Mỹ ngày 15/5 đã công bố quy định mới nhằm ngăn chặn bán thêm vật liệu bán dẫn cho Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc. Đây được xem là 'đòn cực hiểm' trong bối cảnh xung đột Mỹ - Trung tăng nhiệt. Cùng với đó, ngày 17/5, Lãnh tụ tối cao Iran tuyên bố người Mỹ sẽ bị trục xuất khỏi Iraq, Syria và cho rằng ngay cả các đồng minh cũng "ghê tởm" Washington.

Mỹ tung 'đòn cực hiểm' mới với Huawei

Các nhân viên sửa logo của Huawei tại một cửa hàng điện thoại ở thủ đô Bắc Kinh ngày 14/4/2020 khi Trung Quốc vẫn đang lao đao vì dịch Covid-19. Ảnh: Reuters

Năm ngoái, Washington đã cấm xuất khẩu công nghệ Mỹcho Huawei, nhưng Huawei vẫn có thể mua vật liệu bán dẫn tại nước ngoài được sảnxuất bằng phần mềm và thiết bị của Mỹ.

Động thái mới nhất của Chính phủ Mỹ được coi là cóthể đẩy hoạt động sản xuất của tập đoàn Trung Quốc này vào cảnh điêu đứng.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết quy định mới sẽ lấp lỗ hổngnày. Nói cách khác, Washington sẽ chặn nguồn cung chip điện tử trên toàn cầucho Huawei, đồng thời đưa Huawei vào danh sách đen.

Lệnh cấm mới lên Huawei được Mỹ công bố cùng lúc vớithông tin hãng sản xuất vật liệu bán dẫn của Đài Loan, TSMC, tiết lộ kế hoạchxây dựng nhà máy trị giá 12 tỉ USD và tạo khoảng 1.600 việc làm tại bangArizona của Mỹ.

Cả TSMC và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cùngmô tả dự án đầu tư này là tối quan trọng nhằm củng cố lại hoạt động sản xuấtcông nghệ cao tại Mỹ.

Khi được Fox Business hỏi Mỹ đã và đang làm gì để giảmphụ thuộc vào hoạt động sản xuất của Trung Quốc, ông Ross đã chỉ thẳng về dự áncủa TSMC.

Ngay sau động thái của Mỹ, Bộ Ngoại giao Trung Quốcngày 16/5 tuyên bố Mỹ cần ngừng "đàn áp vô lý" các công ty của họ nhưHuawei. Trả lời phỏng vấn của Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định nướcnày sẽ bảo vệ mạnh mẽ quyền hợp pháp của doanh nghiệp Trung Quốc.

Tờ Global Times ngày 16/5 cũng dẫn nguồn thạo tintrong Chính phủ Trung Quốc, cho biết Bắc Kinh sẵn sàng trả đũa Mỹ bằng cách nhắmtới các doanh nghiệp như Apple, Cisco Systems hay Qualcomm. Nguồn tin củaGlobal Times còn nhắc đến trường hợp hoãn hợp đồng mua máy bay với Boeing.

"Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp đối phómạnh mẽ để bảo vệ các quyền hợp pháp của chính mình" nếu Mỹ tiếp tục kế hoạchthay đổi luật lệ và ngăn nguồn cung các loại chip điện tử thiết yếu cho Huawei,Global Times dẫn từ nguồn tin tiết lộ.

Ngoài ra, các lệnh cấm nhằm vào các thiết bị 5G củaHuawei đã đánh mạnh vào mảng kinh doanh điện thoại di động của hãng. Theo tạpchí Forbes, các động thái nhằm vào Huawei của Washington đã bước vào năm thứ 2.Mất đi quyền tiếp cận với các phần mềm và hệ điều hành của Google đã khiếndoanh thu bên ngoài Trung Quốc của Huawei sụt giảm đáng kể.

Tập đoàn này hiện dựa vào doanh thu từ thị trường nộiđịa để duy trì bảng cân đối kế toán, đồng thời đầu tư cho các hoạt động nghiêncứu và phát triển lớn mỗi năm.

Giới chuyên gia nhận định động thái của Mỹ ngày15/5, sẽ gây rối loạn cho hoạt động vận hành của Huawei. Động thái này gần nhưchâm dầu vào lửa cho các căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.

Tuy được xem là khoản đầu tư quan trọng, TSMC cho biếtchính quyền Mỹ và bang Arizona không đưa ra "hỗ trợ" cụ thể nào chonhà máy của họ.

Cùng lúc đó, các giới hạn mới của Bộ Thương mại cóthể ảnh hưởng đến TSMC vì hãng này bán rất nhiều sản phẩm bán dẫn cho Huawei từcác nhà máy tại Đài Loan của mình. Những nhà máy này của TSMC cũng sử dụng thiếtbị và phần mềm Mỹ.

Tương tự như trường hợp của TSMC, giới quan sát longại các quy định mới có thể đẩy Mỹ vào thế khó cùng đồng minh khi sự can thiệpcủa Nhà Trắng đang vượt khỏi biên giới Mỹ. "Dù đã bị bộ đưa vào danh sáchđen Entity List hồi năm ngoái, Huawei và các chi nhánh nước ngoài của họ vẫnqua mặt các hạn chế nhằm bảo vệ an ninh quốc gia (Trung Quốc) thông qua các nỗlực tại địa phương. Tuy vậy, những nỗ lực này vẫn phụ thuộc vào công nghệ Mỹ",bộ trưởng thương mại Mỹ tuyên bố.

Trong khi Huawei có thể di chuyển hoạt động sản xuấtcủa mình và tìm các nhà cung cấp mới để sao chép các sản phẩm của Qorvo hayBroadcom, việc khó khăn hơn cả là loại bỏ toàn bộ công nghệ, tài sản trí tuệ hoặcphần mềm của Mỹ ra khỏi chuỗi sản xuất của hãng. Nếu được thực thi đúng cách,những biện pháp giới hạn mới từ Washington sẽ thật sự giáng một đòn nặng đối vớiHuawei.

Lấy ví dụ, tuy có thể chuyển hướng sang hợp tác cùngmột nhà cung cấp vật liệu bán dẫn Ấn Độ, Huawei vẫn có thể gặp rắc rối nếu côngty này sử dụng phần mềm Mỹ để thiết kế sản phẩm.

Ông Christopher Ford - trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụtrách vấn đề an ninh - cho biết sẽ rất khó để các hãng chip điện tử loại bỏhoàn toàn thiết bị và phần mềm Mỹ khỏi quá trình sản xuất bởi đây là những côngnghệ cần thiết cho đa số các loại chip công nghệ cao hiện nay.

"Con át chủ bài" công nghệ được Washingtontung ra giữa thời điểm Mỹ - Trung đang ở bờ vực một cuộc chiến tranh lạnh 2.0.

Lãnhtụ tối cao Iran tuyên bố người Mỹ sẽ bị trục xuất khỏi Iraq, Syria

Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei lên án Mỹ hiếu chiến. Ảnh: Reuters

“Người Mỹ sẽ không ở lại Iraq hay Syria, phải rút vềnước và chắc chắn sẽ bị trục xuất", Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah AliKhamenei nói trong tuyên bố đăng tải trên website của ông ngày 17/5, theo AFP.

Cả Mỹ và Iran đều có can dự vào cuộc xung đột ởSyria, trong đó Tehran ủng hộ chính quyền Syria còn Washington ủng hộ lực lượngnổi dậy có nòng cốt là người Kurd chống lại tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáotự xưng (IS).

Hai bên đều tăng cường sức ảnh hưởng chính trị lớn ởIraq kể từ khi lật đổ Tổng thống Saddam Hussein năm 2003.

"Ngay cả các lãnh đạo một số nước đồng minh củaMỹ... ghê tởm chính khách và chính phủ Mỹ, không tin tưởng họ và thờ ơ với họ.Điều này xuất phát từ sự hiếu chiến, Washington giúp đỡ các chính phủ đào tạophần tử khủng bố, hỗ trợ vô điều kiện cho sự áp bức ngày càng tăng của Israelvà cách ứng phó đại dịch Covid-19 tồi tệ của Mỹ", ông Khamenei nói.

Iran và Mỹ đều chịu ảnh hưởng nặng nề vì đại dịchCovid-19, trong đó Mỹ ghi nhận số người tử vong cao nhất trên thế giới. Căng thẳnghai bên leo thang kể từ năm 2018, khi đó Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹrút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử năm 2015 và áp dụng hàng loạt lệnh cấm vậnlàm tê liệt nền kinh tế Iran.

Mỹ-Iran đã hai lần đứng trước nguy cơ đối đầu quân sựtrực tiếp kể từ tháng 6/2019 sau khi Iran bắn hạ một máy bay không người lái củaMỹ ở vùng Vịnh. Lúc đó, Tổng thống Trump bất ngờ hủy bỏ các cuộc không kích trảđũa Iran vào phút cuối.

Sau đó, Tổng thống Trump ra lệnh cho quân đội Mỹ điều máy bay không người lái MQ-9 Reaper nã tên lửa, giết chết Chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran, thiếu tướng Qassem Soleimani (62 tuổi) khi đoàn xe chở vị tướng này vừa rời khỏi sân bay quốc tế Baghdad, Iraq ngày 3/1/2019. Iran đã tấn công bằng tên lửa trả đũa, khiến khoảng 100 lính Mỹ ở Iraq bị chấn thương sọ não.

Tàu chiến Mỹ bị nghi xuất hiện gần nơi Trung Quốc diễn tập

USS Rafael Peralta di chuyển trên biển Hoa Đông hôm 10/5. Ảnh: US Navy.

Tín hiệu định vị chiến hạm USS Rafael Peralta xuất hiện cách bờ biển Trung Quốc hơn 200 km sau khi Bắc Kinh khởi động đợt diễn tập lớn.

Tổ chức Sáng kiến Điều tra Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) thuộc Đại học Bắc Kinh hôm qua công bố dữ liệu định vị hàng hải cho thấy tàu khu trục Mỹ USS Rafael Peralta di chuyển trên biển Hoàng Hải, cách bờ biển phía đông Trung Quốc khoảng 214 km vào ngày 15/5.

Đây là lần thứ hai tàu khu trục Mỹ tiến vào Hoàng Hải trong chưa đầy một tháng. USS Rafael Peralta đã hiện diện ở các vùng biển gần Trung Quốc kể từ ngày 3/5.

Hạm đội Thái Bình Dương hải quân Mỹ sau đó thông báo USS Rafael Peralta đang thực hiện nhiệm vụ trên biển Hoa Đông, kèm hình ảnh thủy thủ đoàn xếp thành số "115" ở mũi tàu hôm 10/5, đại diện cho số hiệu và thời gian chiến hạm này triển khai trên biển.

Chiến hạm Mỹ xuất hiện chỉ một ngày sau khi hải quân Trung Quốc bắt đầu cuộc diễn tập trên biển Hoàng Hải với sự góp mặt của hai tàu sân bay. Đợt diễn tập dự kiến kéo dài đến ngày 31/7 để theo kịp tiến độ huấn luyện vốn bị đình trệ do Covid-19.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa bình luận về thông tin này.

Mỹ gần đây tăng cường hoạt động quân sự ở các khu vực gần Trung Quốc, trong đó máy bay quân sự của Washington đã xuất hiện ít nhất 39 lần tại Biển Đông, biển Hoa Đông, Hoàng Hải và eo biển Đài Loan kể từ đầu năm. Tàu khu trục USS McCampbell của Mỹ hôm 17/4 cũng di chuyển trên vùng biển cách tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Quốc, khoảng 78 km.

Giới phân tích quân sự Trung Quốc cảnh báo Mỹ đang "đùa với lửa" khi điều tàu chiến tới gần bờ biển nước này trong thời điểm nhạy cảm.

"Hành động này không mang lại lợi ích, chỉ khiến Bắc Kinh nghi ngờ các mục tiêu chiến lược của Washington. Phải chăng họ muốn do thám cuộc diễn tập tại biển Bột Hải? Hay họ đang thu thập tin tức tình báo để hủy diệt vùng công nghiệp phát triển dọc bờ biển Trung Quốc trong tương lai? Liệu họ muốn thể hiện sự ủng hộ với lực lượng đòi ly khai ở Đài Loan", chuyên gia quân sự Zhou Chenming ở Bắc Kinh nhận xét.

Tiến sĩ Collin Koh, chuyên gia tại Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Singapore (RSIS), cho rằng Mỹ triển khai khu trục hạm để thực thi quyền tự do hàng hải, nhưng Trung Quốc sẽ có suy nghĩ khác. "Sự hiện diện của chiến hạm Mỹ mang đến những thông điệp chính trị khác thường trong giai đoạn căng thẳng hiện nay. Các chuyến di chuyển rất nhạy cảm nếu nhìn từ góc độ chiến lược quân sự", ông nói thêm.

LÂM HOÀNG(t/h)

/bi-thu-thanh-uy-trung-quoc-mat-chuc-vi-o-dich-covid-19.html