Ảnh minh họa.
Cụ thể, tại Điều 2, Quy định 70-QĐ/TW, nguyên tắc quản lý biên chế của hệ thống được quy định rõ như sau:
Bộ Chính trị lãnh đạo, chỉ đạo quản lý biên chế trong hệ thống chính trị. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức thực hiện trách nhiệm quản lý biên chế theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ 5 năm và khi cần thiết.
Giao chỉ tiêu biên chế do cấp có thẩm quyền quyết định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đồng thời, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách hành chính, cải cách chính sách tiền lương.
Bên cạnh đó, tăng cường phân cấp, phân quyền, nêu cao trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu trong công tác quản lý, sử dụng biên chế.
Chỉ thực hiện tăng chỉ tiêu biên chế khi được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức mới, bổ sung chức năng, nhiệm vụ.
Cũng theo Quy định 70-QĐ/TW này, nội dung quản lý biên chế được ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành chủ trương, chính sách, quy định, quyết định và các văn bản liên quan về quản lý biên chế.
Ban Chấp hành Trung ương quyết định giao biên chế cho cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị trong phạm vi quản lý. Đồng thời, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan liên quan thực hiện giao, quản lý biên chế theo quy định của Đảng, Nhà nước.
Quy định 70-QĐ/TW có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định 253-QĐ/TW năm 2014.
MINH HOÀNG
TP. HCM yêu cầu làm việc cả ngày nghỉ để tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà