/ Đời sống - Xã hội
/ 500 000 tài khoản Zoom lộ thông tin, nhiều trường vẫn sử dụng dạy online

500 000 tài khoản Zoom lộ thông tin, nhiều trường vẫn sử dụng dạy online

01/01/0001 00:00 |

Dù có lo lắng trước những thông tin về lỗi bảo mật của phần mềm Zoom, nhưng theo chia sẻ của các giáo viên, vì nhiều lý do họ vẫn đang lựa chọn công cụ này để thực hiện dạy học online trong mùa dịch.

Hiện nay nhiều trường học ở Việt Nam đang dùng Zoom để dạy học trực tuyến.

Khuyến cáo không sử dụng

Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERTCC) - Cục An toàn thông tin vừa ra công văn số 250//CATTT-VNCERTCC về việc cảnh báo phần mềm học trực tuyến Zoom nguy cơ mất an toàn thông tin.

Theo đó, Zoom đang là phần mềm phổ biến cho học trực tuyến,họp trực tuyến và làm việc từ xa. Tuy nhiên, phần mềm này tồn tại một số lỗ hổngbảo mật nghiêm trọng như mã hóa dữ liệu đầu cuối kém, dễ dàng bị rà quét ID cuộchọp, lỗ hổng liên quan đến đường dẫn UNC…

Thông qua những lỗ hổng trên, tin tặc có thể truy cập bất hợppháp vào các phòng học, theo dõi, truyền bá các thông tin xấu độc, đánh cắpthông tin hoặc cài đặt mã độc trên máy tính người dùng.

Cụ thể, VNCERTCC đã ghi nhận có hơn 500.000 tài khoản Zoom bịlộ, lọt thông tin cá nhân người sử dụng, trong đó bao gồm email, mật khẩu, đườngdẫn URL các cuộc họp và mật khẩu kèm theo.

Để tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng, Cục Antoàn thông tin đã đưa ra khuyến cáo các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nướckhông nên sử dụng phần mềm Zoom để phục vụ các buổi họp trực tuyến tại đơn vịmình.

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cũng được khuyến nghị ưutiên lựa chọn các sản phẩm phần mềm học trực tuyến, tổ chức hội họp và làm việctừ xa do doanh nghiệp uy tín sản xuất.

Bên cạnh đó, người dùng cần thiết lập các cấu hình bảo mậtcao trên các phần mềm họp trực tuyến như cần đặt mật khẩu phức tạp cho các buổihọp; kích hoạt chế độ xét duyệt người tham gia trước khi vào phòng họp; thiết lậpcác tính năng quản lý việc chia sẻ màn hình trong buổi họp...

Cục An toàn thông tin cũng lưu ý, với những người dùng đã sửdụng phần mềm Zoom, cần thực hiện ngay việc đổi mật khẩu phức tạp, tránh sử dụngchung mật khẩu với các tài khoản khác.

Nhiều trường học đang dạy học online bằng Zoom

Dù cơ quan chức năng đã có những cảnh báo, nhưng hiện nayZoom vẫn là phần mềm được nhiều cơ sở giáo dục, giáo viên ở Việt Nam sử dụng đểdạy học online.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Mai Hương – giáo viên một trường THCS tạiThái Nguyên, việc giảng dạy trên ứng dụng Zoom đã được các trường triển khaikhá suôn sẻ. Cô và trò đã bắt đầu thích ứng tốt với ứng dụng này nên chưa có ýđịnh thay đổi ứng dụng.

“Ở vùng nông thôn, vùng núi như Thái Nguyên, để hướng dẫn phụhuynh và học sinh có thể tải ứng dụng, sử dụng thành thục là một vấn đề khókhăn. Vì vậy, khi đã “chạy tốt” thì không ai có suy nghĩ thay đổi cả. Cùng vớiđó, việc thay đổi không phải chỉ giáo viên muốn là được. Việc này phải là chủtrương của nhà trường vì một ứng dụng được sử dụng cho nhiều môn học”, cô giáoMai Hương cho biết.

Thạc sĩ Vũ Hoàng Sơn – giáo viên một trường tiểu học tại quận Bình Thạnh, TP. HCM cho biết phần mềm Zoom được nhiều giáo viên chọn sử dụng trong giảng dạy bởi sự đơn giản, đủ các tính năng dành cho giáo viên và học sinh.

Việc sử dụng Zoom cũng không phải trả phí so với nhiều ứng dụngkhác. Bên cạnh đó, một ưu điểm của Zoom là phần mềm chuyên về “conference”, hệthống họp video qua web, cho phép mọi người nhìn thấy nhau, nói chuyện trực tiếpqua video, qua thoại nên chắc chắn nhẹ hơn hẳn so với các phần mềm khác.

Về vấn đề này, theo TS. Quách Tuấn Ngọc – nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin (Bộ GD&ĐT), việc ứng dụng Zoom được ưa chuộng là do chúng ta hay chạy theo thói quen, giáo viên thường chia sẻ kinh nghiệm cho nhau và cứ thế sử dụng.

Ở khía cạnh khác, ở Việt Nam, chưa có đơn vị nào có được hạtầng để đáp ứng nổi số lượng người truy cập quá lớn, đường truyền như Zoom.Trong bối cảnh đó, giáo viên đành phải lựa chọn Zoom để giải quyết vấn đề tìnhthế.

Theo ông Ngọc, giáo viên có thể chọn phương án tương tác không đồng bộ với học sinh, tốt nhất là qua nhóm email của từng lớp, từng giáo viên, hay qua facebook, qua nhóm chat... Nghĩa là không nhất thiết sử dụng Zoom hay ứng dụng nào có chức năng tương đương. Để có thể học được mọi lúc, thì bài giảng phải luôn sẵn có trên mạng, để học sinh học bất cứ lúc nào cũng được.

Đặng Chung - Huyên Nguyễn/LĐO

/vu-duong-nhue-khoi-to-4-can-bo-o-thai-binh-loi-dung-chuc-vu-quyen-han-trong-khi-thi-hanh-cong-vu.html