(LSO) - Cơ quan chức năng cần thiết phải làm rõ nguyên nhân, động cơ của sự việc và hành vi gây thương tích của các đối tượng, xác định vai trò của các đồng phạm để phân hóa và có căn cứ để tòa án áp dụng hình phạt.
Thông tin kết quả điều tra ban đầu vụ án cố ý gây thương tích xảy ra ngày 30/03/2020 tại số nhà 366, đường Lê Quý Đôn, phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình, đến nay, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố 6 bị can trong vụ án này gồm:
Nguyễn Thị Dương (SN 1980) và chồng là Nguyễn Xuân Đường (SN1971), đăng ký hộ khẩu thường trú tại sốnhà 366, đường Lê Quý Đôn, phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình;
Cùng 2 bị can Nguyễn Đức Mạnh (SN 1992, đăng ký hộ khẩu thường trú tại tổ 6, phường Bồ Xuyên, thành phố Thái Bình) và Phạm Ngọc Quý (SN 2003, trú tại xã Minh Quang, huyện Vũ Thư).
Tối qua, theo nguồn tin của Luật sư Việt Nam Online nhận được, cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh ra Quyết định khởi tố bị can, ra Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Xuân Hòa (SN 1976, trú tại khu Hùng Tiến, Thị trấn Vũ Thư, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) và Đào Văn Bằng (SN 1986, trú tại số nhà 24, tổ 18, phường Tiền Phong, TP. Thái Bình) để điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự.
Dưới góc độ pháp lý, luật sư luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư Hà Nội) nhận định: Cơ quan chức năng cần thiết phải làm rõ nguyên nhân, động cơ của sự việc và hành vi gây thương tích của các đối tượng, xác định vai trò của các đồng phạm để phân hóa và có căn cứ để tòa án áp dụng hình phạt.
Theo quy định của pháp luật, cụ thể tại Điều 17 BLHS năm2015, thì kẻ chủ mưu là người chỉ đạo, ra lệnh, yêu cầu những người khác hànhhung nạn nhân. Còn người trực tiếp thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặcgiúp sức cho người khác gây án sẽ có vai trò thực hành, hỗ trợ.
“Với những người chủmưu cầm đầu, thực hành tích cực thì sẽ phải chịu mức hình phạt nghiêm khắc. Cònvới người đồng phạm giúp sức, xúi giục có tính chất, vai trò thứ yếu thì hìnhphạt sẽ thấp hơn...”, luật sư Cường cho hay.
Đối với tội Cố ý gây thương tích, cơ quan tố tụng còn xem xéthành vi phạm tội của các bị can có tính chất côn đồ hoặc tình tiết định khungkhác hay không để làm căn cứ xử lý.
Ngoài ra, nạn nhân trong vụ án này cũng có quyền yêu cầu bồithường thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại, thiệt hại bao gồm chi phí cứu chữa, phụchồi chức năng, tiền thu nhập bị mất, bị giảm sút, tiền công người chăm sóc vàtiền tổn thất về tinh thần.
Trong trường hợp không thỏa thuận được mức bồi thường, nạn nhân có thể yêu cầu tòa án xem xét giải quyết. Việc bồi thường thiệt hại cho nạn nhân cũng là tình tiết giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự cho các bị can.
Về nội dungvụ án, căn cứ tài liệu điều tra ban đầu xác định: Khoảng 10 giờ 40 phút, ngày30/3/2020, nhân viên công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải Phúc Cường cónhận vận chuyển 01 gói tài liệu của công ty trách nhiệm hữu hạn Đường Dương từThái Bình đi Hà Nội.
Do người vậnchuyển và người nhận không thống nhất được địa điểm giao hàng nên xảy ra mâuthuẫn và giao nhận hàng muộn. Sau đó Nguyễn Xuân Đường đã gọi điện đe dọa, yêu cầunhân viên công ty Phúc Cường về Thái Bình gặp Đường.
Khoảng 18 giờ20 phút, nhân viên công tý Phúc Cường đến nhà Nguyễn Xuân Đường (cũng là trụ sởcông ty trách nhiệm hữu hạn Đường Dương). Tại đây, Nguyễn Xuân Đường, Nguyễn ThịDương đã tra hỏi, đe dọa nhân viên công ty Phúc Cường. Sau đó, Nguyễn ThịDương, Nguyễn Đức Mạnh, Phạm Ngọc Quý đã đánh gây thương tích nhân viên công tyPhúc Cường.
HOÀNG YẾN