
(LSVN) - Trong bài viết này, tác giả đưa ra một số ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) nhằm góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật.
(LSVN) - Hoạt động dạy thêm, học thêm từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống giáo dục Việt Nam, đáp ứng nhu cầu bổ sung kiến thức và nâng cao thành tích học tập của học sinh. Với mong muốn đạt kết quả tốt trong các kỳ thi quan trọng và tăng cường kỹ năng tư duy, phụ huynh và học sinh thường tìm đến các lớp học thêm như một giải pháp hữu hiệu. Đồng thời, đây cũng là nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều giáo viên, góp phần cải thiện đời sống kinh tế của họ.
(LSVN) - Các tội phạm về ma túy nói chung và tội "Tàng trữ trái phép chất ma túy" nói riêng là những tội phạm rất phổ biến, chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số các vụ án hình sự. Mặc dù, các cơ quan tiến hành tố tụng luôn đề cao tính nghiêm khắc trong giải quyết các vụ án này. Nhưng với sự phổ biến của tệ nạn ma túy hiện nay, hiệu quả phòng ngừa tội phạm là không cao. Trong quá trình giải quyết vụ án "Tàng trữ trái phép chất ma túy" có một số vướng mắc nhất định.
(LSVN) - Trong bài viết này, tác giả tập trung làm sáng tỏ nội dung về tính nhân đạo trong thi hành án phạt tù trong quy định của Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Từ đó, đề xuất một số giải pháp giải pháp tăng cường bảo đảm tính nhân đạo trong thi hành án phạt tù ở Việt Nam.
(LSVN) - Trong vụ án hình sự, người làm chứng là một trong những tư cách xuất hiện ở hầu hết các vụ án hình sự. Người làm chứng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan, làm rõ các tình tiết, các vấn đề, các khía cạnh của vụ án. Trong nhiều vụ án, người làm chứng đóng vai trò khá then chốt, nếu không có thì không thể xác định và giải quyết được. Chính vì vậy, pháp luật tố tụng hình sự quy định về người làm chứng với rất nhiều quy định khác nhau nhằm bảo đảm sự chính xác, đầy đủ. Tuy nhiên, quy định về người làm chứng vẫn còn một số vấn đề cần nghiên cứu hoàn thiện.
(LSVN) - Bản án sơ thẩm số 09/2025/DS-ST ngày 07 tháng 01 năm 2025 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản, yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ đã nhầm lẫn trong việc xác định bản chất của quan hệ tranh chấp, sử dụng không phù hợp án lệ và lẽ công bằng để phân chia tài sản cho người không có quyền thừa kế và hưởng di sản. Phán quyết này không chỉ vi phạm quy định về thừa kế mà còn tạo tiền lệ tiêu cực, khuyến khích những yêu cầu thiếu căn cứ và làm suy yếu giá trị đạo đức gia đình, nơi nghĩa vụ chăm sóc bị biến thành cơ sở đòi hỏi quyền lợi vật chất. Bài viết phân tích và đề xuất giải pháp thực tế, bao gồm xác định đúng bản chất tranh chấp, tuân thủ nguyên tắc pháp lý về thừa kế và tránh lạm dụng án lệ và lẽ công bằng, nhằm củng cố niềm tin vào hệ thống tư pháp và bảo vệ các giá trị xã hội cốt lõi.
(LSVN) - Trong bài viết này, tác giả đưa ra một số ý kiến đóng góp đối với dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật.
(LSVN) - Tội "Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác" là loại tội phạm phổ biến, thường xuyên xảy ra, hơn nữa còn trực tiếp xâm hại đến tính mạng và sức khỏe của con người. Tuy nhiên, việc giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể là một trong những nguyên nhân khiến cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm này chưa đạt hiệu quả cao.
(LSVN) - Hiện nay, mặc dù có sự thiếu hụt về nguồn cung nhà ở tại các thành phố lớn, thị trường bất động sản vẫn diễn ra vô cùng sôi động, các giao dịch mua bán nhà ở thông qua môi giới bất động sản ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, hình thức mua bán nhà ở này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, cần được xem xét một cách kỹ lưỡng nhằm góp phần kiểm soát về giá và tránh thất thu thuế.
(LSVN) - Quy trình tích hợp thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong việc quản lý hành chính và cung cấp dịch vụ công, song cũng tiềm ẩn những thách thức và rủi ro. Những phân tích dưới đây nhằm đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao năng lực quản lý và đảm bảo tính an toàn, bền vững cho hệ thống dữ liệu quốc gia.
(LSVN) - Trong bài viết này, tác giả đưa ra một số ý kiến đóng góp đối với dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật.
(LSVN) - Tạm hoãn xuất cảnh là một trong những biện pháp ngăn chặn áp dụng trong tố tụng hình sự để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án.
(LSVN) - Trong phạm vi bài viết này, tác giả nêu lên những vướng mắc, bất cập về việc bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án và đưa ra kiến nghị cần có văn bản hướng dẫn thi hành.
(LSVN) - Trọng tài thương mại đang là phương thức ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh. Việc nắm rõ các ưu điểm, nhược điểm của phương thức này sẽ phần nào giúp Doanh nghiệp đưa ra lựa chọn phù hợp, hạn chế lúng túng khi tiếp cận.
(LSVN) - Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đã trở thành yếu tố quan trọng không thể thiếu trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Ở Việt Nam, vấn đề này ngày càng nhận được sự quan tâm sâu sắc, đặc biệt khi đất nước tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như CPTPP hay EVFTA. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật SHTT hiện nay lại đang đặt ra nhiều thách thức, không chỉ cho cơ quan thực thi mà còn cho chính các doanh nghiệp. Sự hạn chế trong việc giải quyết các tranh chấp SHTT và bất cập trong khung pháp lý đã dẫn đến tình trạng nhiều vụ việc không được xử lý triệt để hoặc kéo dài quá lâu, gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp và làm giảm uy tín quốc gia.
(LSVN) - Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về dẫn độ và chỉ ra những điểm còn hạn chế, chưa tương đồng, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
(LSVN) - Trong các hành vi xâm phạm trật tự công cộng, hành vi gây rối trật tựcông cộng vẫn diễn biến khá phức tạp. Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 tiếp tục quy định tội “Gây rối trật tự công cộng” tại Điều 318 với nhiều sự sửa đổi bổ sung trong cấu thành tội phạm cũng như các tình tiết định khung hình phạt. Tính đến nay đã hơn 05 năm thi hành, tuy nhiên nhà làm luật chưa ban hành bất kỳ văn bản hướng dẫn thi hành nào đối với tội gây rối trật tự công cộng dẫn đến những khó khăn, thiếu thống nhất trong công tác áp dụng pháp luật. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc nghiên cứu lý luận cũng như sự phân tích, đánhgiá tính khả thi trong thực tiễn để có sự tổng kết và đưa ra những kiến nghị hướng dẫn phù hợp.
(LSVN) - Một trong những chế định nhân đạo được quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS) đó là “tha tù trước thời hạn có điều kiện”. Đây là chế định quan trọng và lần đầu tiên được quy định trong BLHS năm 2015. Việc quy định biện pháp này trong chính sách pháp luật hình sự có giá trị thực tiễn và nhân văn sâu sắc, giúp người phạm tội tự sửa đổi, nhìn nhận ra lỗi lầm phấn đấu trở thành công dân có ích cho xã hội. Mặt khác, khẳng định, đề cao quyền con người theo quy định của Hiến pháp năm 2013, là sự phù hợp của pháp luật trong xu thế hội nhập phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta.
(LSVN) - Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS) quy định hành vi gây rối trật tự công cộng là hành vi gây mất ổn định trật tự công cộng, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Phạm vi bài viết tập trung phân tích, làm rõ quy định về tội “Gây rối trật tự công cộng” và những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật đối với tội phạm này, để từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật.
(LSVN) - Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là việc sử dụng các phương tiện giao thông không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng. Chính vì vậy, một loạt quy định liên quan đến tiêu chuẩn an toàn, kiểm định, trách nhiệm kiểm tra được đặt ra. Trường hợp cố tình đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm an toàn gây thiệt hại nhất định sẽ là tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
(LSVN) - Bài viết phân tích tổng quan, các yếu tố cấu thành tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự", qua đó, tác giả đưa ra những vướng mắc, kiến nghị nhằm hoàn thiện tội danh này.
(LSVN) - Hiện nay, tình hình thiên tai diễn biến phức tạp khiến cây xanh trên các tuyến đường gãy đổ, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản của người dân, đặc biệt là phương tiện đậu gần cây. Điều này đặt ra câu hỏi về quyền lợi của người dân và trách nhiệm của cá nhân và các cơ quan, tổ chức. Quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra còn thiếu rõ ràng, gây khó khăn vướng mắc trong quá trình áp dụng. Bài viết tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
(LSVN) – Trong bài viết, tác giả phân tích, đưa ra một số khó khăn, vướng mắc trong việc xác minh tình tiết vi phạm hành chính. Từ đó, tác giả kiến nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính theo hướng: Quy định cụ thể việc xác minh tiết vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính để người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính áp dụng thống nhất, kịp thời, hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
(LSVN) - Biện pháp định giá và thẩm định giá tài sản là hoạt động quan trọng diễn ra thường xuyên và khá phổ biến trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, vấn đề này vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng.
(LSVN) - Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại là một trong những chủ thể tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Vai trò của họ là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại trong quá trình tố tụng, nhằm đảm bảo công bằng, minh bạch và bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người bị hại trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
(LSVN) - Qua thực tiễn công tác xét xử các vụ án hình sự về việc áp dụng tình tiết “tái phạm nguy hiểm” theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 173 Bộ luật Hình sự, còn có những quan điểm khác nhau cần được thống nhất.
(LSVN) - Quyền tiếp cận thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng, chống tham nhũng (PCTN). Khi người dân có quyền tiếp cận thông tin, họ có thể giám sát và kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước, từ đó phát hiện và ngăn chặn các hành vi tham nhũng. Minh bạch thông tin giúp tăng cường trách nhiệm giải trình của các quan chức và cơ quan công quyền, buộc họ phải hoạt động một cách công khai và minh bạch hơn. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu các hành vi tham nhũng mà còn tạo niềm tin cho người dân vào hệ thống chính trị và hệ thống luật pháp. Hơn nữa, quyền tiếp cận thông tin còn thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong công tác PCTN, tạo ra một môi trường xã hội lành mạnh và công bằng hơn. Chính vì vậy, việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để PCTN và xây dựng một xã hội minh bạch, công bằng.
(LSVN) - Trong suốt quá trình đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề phát triển nhà ở cho người dân, trong đó, phát triển nhà ở xã hội là một trong những chủ trương lớn. Từ chủ trương đúng đắn và quyết tâm chính trị cao, công tác phát triển nhà ở xã hội đã đạt được nhiểu kết quả quan trọng, từ hệ thống chính sách đến kết quả triển khai trong thực tiễn.
(LSVN) - Các cơ quan xét xử hình sự của Cộng hòa Pháp bao gồm các cơ quan xét xử thông thường (Tòa Vi cảnh, Tòa Tiểu hình, Tòa Đại hình; và các cơ quan xét xử chuyên biệt (Tòa xét xử người chưa thành niên, Tòa án Chính trị, Tòa án Quân sự). Bài viết nhằm giới thiệu, phân tích và làm rõ về các cơ quan xét xử này.
(LSVN) - Biện pháp định giá và thẩm định giá tài sản là hoạt động quan trọng diễn ra thường xuyên và khá phổ biến trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, vấn đề này vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng.