Ảnh minh họa.
Tại Điều 9 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP nêu rõ, án lệ đương nhiên bị bãi bỏ trong trường hợp án lệ không còn phù hợp do có sự thay đổi của pháp luật.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao xem xét, quyết định, việc bãi bỏ án lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Án lệ không còn phù hợp do chuyển biến tình hình;
- Bản án, quyết định có nội dung được lựa chọn phát triển thành án lệ đã bị hủy, sửa toàn bộ hoặc phần liên quan đến án lệ.
Về thủ tục bãi bỏ án lệ, Điều 10 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP quy định cá nhân, cơ quan, tổ chức, Tòa án kiến nghị với Tòa án nhân dân Tối cao xem xét việc bãi bỏ án lệ khi phát hiện án lệ thuộc trường hợp hướng dẫn tại khoản 2 Điều 9 của Nghị quyết này.
Tòa án đã hủy, sửa bản án, quyết định thuộc trường hợp hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 9 của Nghị quyết này phải gửi báo cáo kèm theo quyết định đã hủy, sửa về Tòa án nhân dân tối cao để xem xét việc bãi bỏ án lệ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị, báo cáo theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 Điều này, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét việc bãi bỏ án lệ.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao họp biểu quyết thông qua việc bãi bỏ án lệ theo nguyên tắc hướng dẫn tại khoản 3 Điều 6 của Nghị quyết này.
Trên cơ sở kết quả biểu quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao ban hành thông báo bãi bỏ án lệ, trong đó xác định rõ thời điểm án lệ bị bãi bỏ. Thông báo bãi bỏ án lệ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân Tối cao; được gửi cho các Tòa án, các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.
DUY ANH
Góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Cần hoàn thiện quy định về hòa giải tranh chấp đất đai