Án lệ là gì?
Án lệ là gì?

(LSVN) - Bài viết tìm hiểu những định nghĩa khác nhau về án lệ và so sánh với định nghĩa về án lệ của Việt Nam.

Giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật áp dụng, quy định và thực tiễn áp dụng
Giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật áp dụng, quy định và thực tiễn áp dụng

(LSVN) - Việt Nam là quốc gia thuộc hệ thống pháp luật dân sự nên hoạt động xét xử chủ yếu dựa trên quy định của luật thành văn. Tuy vậy, không phải lúc nào các nhà lập pháp cũng kịp thời ban hành quy định pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh. Trong tố tụng dân sự, vấn đề giải quyết vụ việc khi chưa có điều luật áp dụng là một chế định lần đầu tiên được quy định trong pháp luật dân sự và pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Tại khoản 2, Điều 14, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng và được quy định cụ thể tại Điều 5 về áp dụng tập quán và Điều 6 về áp dụng tương tự pháp luật. Bài viết tập trung phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này và một số vướng mắc, hạn chế từ thực tiễn áp dụng.

Án lệ bị bãi bỏ trong trường hợp nào?
Án lệ bị bãi bỏ trong trường hợp nào?

(LSVN) - Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử. Vậy theo quy định của pháp luật, án lệ bị bãi bỏ trong trường hợp nào?

Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển án lệ và giải pháp khắc phục
Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển án lệ và giải pháp khắc phục

(LSVN) - Án lệ chính thức trở thành một loại nguồn luật trong hệ thống pháp luật nước ta kể từ khi Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ có hiệu lực pháp luật. Trong quá trình áp dụng, mặc dù Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019 thay thế Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP và Tòa án nhân dân tối cao ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường công tác phát triển án lệ, nhưng cho đến nay, số lượng án lệ được ban hành còn hạn chế, chưa đáp ứng kỳ vọng của Tòa án nhân dân tối cao và nhu cầu của đời sống pháp lý. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích thực trạng ban hành án lệ của Tòa án nhân dân tối cao; nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển án lệ và đề xuất giải pháp khắc phục.

Bình luận một số tiêu chí lựa chọn án lệ theo quy định của Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP dưới góc độ luật so sánh
Bình luận một số tiêu chí lựa chọn án lệ theo quy định của Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP dưới góc độ luật so sánh

(LSVN) - Việc phân tích, so sánh các tiêu chí lựa chọn án lệ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay với những nước có bề dày lịch sử trong việc sử dụng án lệ mà Cộng hòa Pháp là một trong những trường hợp điển hình từ đó rút ra kinh nghiệm cho nước ta là điều hết sức cần thiết.

Nghiên cứu thí điểm mô hình bồi thẩm đoàn và phát triển án lệ ở Việt Nam
Nghiên cứu thí điểm mô hình bồi thẩm đoàn và phát triển án lệ ở Việt Nam

(LSVN) - Trong 02 ngày 26 và 27/4/2021 tại Vĩnh Phúc, Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao đã tổ chức Hội thảo khoa học về các chuyên đề với 4 nội dung quan trọng: Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của TAND tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII của Đảng; Định hướng hoàn thiện chế định Hội thẩm nhân dân (HTND) đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp; Tham vấn đối với dự thảo Đề án Bảo vệ người dưới 18 tuổi trong hoàn cảnh pháp lý đặc biệt; và Công tác phát triển án lệ giai đoạn 2016-2021, định hướng giai đoạn 2021-2030.

Nghiên cứu phát triển án lệ về tội 'Mua bán người'
Nghiên cứu phát triển án lệ về tội 'Mua bán người'

(LSVN) - Ban chỉ đạo các Chương trình phòng, chống tội phạm, Tòa án nhân dân tối cao vừa ban hành Công văn 50/TANDTC-TH năm 2021 về việc thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 của hệ thống Tòa án nhân dân. Theo đó, tăng cường công tác tổng kết thực tiễn xét xử các vụ án về mua bán người làm cơ sở để sửa đổi Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 150, Điều 151 Bộ luật Hình sự và nghiên cứu phát triển án lệ.

Hội thảo trực tuyến lấy ý kiến góp ý 11 Án lệ
Hội thảo trực tuyến lấy ý kiến góp ý 11 Án lệ

(LSVN) - Chiều 16/7, TANDTC phối hợp với UNDP và tố chức Liên minh Châu Âu tổ chức Hội thảo trực tuyến lấy ý kiến góp ý đối với các dự thảo Án lệ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình và Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Trí Tuệ chủ trì hội thảo.

Một số vấn đề về áp dụng án lệ, tập quán và lẽ công bằng ở Việt Nam hiện nay
Một số vấn đề về áp dụng án lệ, tập quán và lẽ công bằng ở Việt Nam hiện nay

(LSVN) - Quá trình giải quyết các vụ việc, vụ án luôn cần được đảm bảo có căn cứ, hợp pháp, khách quan và đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở vận dụng các quy phạm pháp luật để giải quyết các vụ án liên quan thể hiện sự nghiêm minh và hoàn thiện của hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh rất đa dạng và liên tục biến đổi. Vì vậy, trong nhiều trường hợp chưa có quy phạm pháp luật để giải quyết hoặc không thể áp dụng tương tự pháp luật thì cần áp dụng án lệ, tập quán và lẽ công bằng vào quá trình giải quyết vụ án. Qua đó, thể hiện được sự đa dạng và linh hoạt của quá trình giải quyết vụ án và phù hợp với nguyên tắc Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc, vụ án vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.

Công bố 09 án lệ mới áp dụng vào xét xử từ ngày 01/02/2022
Công bố 09 án lệ mới áp dụng vào xét xử từ ngày 01/02/2022

(LSVN) - Chánh án TAND Tối cao vừa ban hành Quyết định số 594/QĐ-CA ngày 31/12/2021 về việc công bố 9 án lệ đã được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thông qua ngày 25/11/2021. Đồng thời, yêu cầu các TAND và Toà án Quân sự có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng án lệ trong xét xử từ ngày 01/02/2022.