(LSO) – Để chia sẻ những khó khăn với người nghèo khó bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều nơi trên cả nước đã kêu gọi, huy động nguồn lực hỗ trợ người nghèo bằng những hành động thiết thực như: tặng khẩu trang miễn phí, phát quà tặng từ thiện, bữa cơm 0 đồng, siêu thị 0 đồng hay "ATM gạo" từ thiện... Tuy nhiên, bên cạnh những việc làm, những nghĩa cử hết sức cao đẹp của người dân thì cũng có những việc làm nhận được sự phản đối của dư luận như việc thu phí cách ly của một số địa phương,… Đây cũng là vấn đề đáng suy ngẫm.
Đầu tháng 4 vừaqua, anh Hoàng Tuấn Anh – người dân trú tại TP. HCM đã phát minh ra cây “ATM gạo”miễn phí đầu tiên đặt tại đường Vườn Lài (quận Tân Phú) thu hút rất đông ngườidân nghèo đến nhận gạo miễn phí. Không chỉ đầu tư máy, anh Tuấn và một số ngườibạn đã bỏ tiền mua hàng tấn gạo để phục vụ miễn phí cho dân nghèo bị ảnh hưởngbởi dịch Covid-19.
Mô hình nàysau đó được nhân rộng ra cả nước, thu hút sự tham gia của các mạnh thường quânđóng góp công sức cùng với Chính phủ chống dịch.
Với mong muốngiúp đỡ những người dân có hoàn cảnh khó khăn trong đợt dịch Covid-19, các em họcsinh Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên) đã sáng chế ra mô hình “ATM gạo”phát miễn phí cho người nghèo. Để có gạo, các thầy cô giáo của nhà trường đãcùng nhau quyên góp bằng cách vận động phụ huynh và cựu học sinh. Chỉ trong thờigian ngắn, thầy và trò trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh đã vận động được hơn20 tấn gạo để phát miễn phí cho người nghèo.
Tại tỉnh bêngiới vùng cao Lào Cai, học sinh Trường THPT số 1, TP. Lào Cai cũng đã sáng chếra mô hình “máy ATM phát gạo” miễn phí. Các em thực hiện ý tưởng với một lý dohết sức đơn giản “giúp người nghèo vượt qua được giai đoạn khó khăn, mà trước mắtđơn giản có thể giúp họ duy trì sự sống”.
Việc làm đã vàđang nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các nhà hảo tâm, cùng giáo viên, phụhuynh, học sinh, các tổ chức trong và ngoài nhà trường. Sau hơn 2 ngày phát động,“cây ATM gạo” đã nhận được sự ủng hộ trên 45,6 triệu đồng và hơn 4,3 tấn gạo...
Tại các tỉnhTây Nguyên đầy nằng và gió, mô hình này cũng đã đem lại cho người dân một “sự cứucánh” tạm thời với sự chung tay của cả cộng đồng.
Có thể nói,đây là những việc làm, những nghĩa cử hết sức cao đẹp của nhân dân ta trong lúckhó khăn, hoạn nạn. những “mạnh thường quân” ra tay họ không trông đợi một “cơchế”, một sự đãi ngộ chính sách. Nhiều người nói rằng, đã lâu lắm rồi, qua đợtdịch bệnh Covid-19 này mới thấy tinh thần dân tộc lên cao đến vậy.
Ngày 06/4, thay mặt Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trân trọng cám ơn Nhân dân đã chung sức, đồng lòng chống dịch cho dù phải chịu không ít bất tiện, thậm chí thiệt thòi về lợi ích kinh tế.
Trái ngược cảmxúc, nhiều người lại cảm thấy buồn khi thời gian qua nhiều địa phương đã tự ý đặtra cho mình một cơ chế riêng, trái ngược hẳn với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướngChính phủ, đó là “thu phí đối với người cách ly ở tỉnh khác về địa phương”.
Lý do họ đưara là để nhằm tạo thêm kinh phí cho công tác phòng dịch và đảm bảo cho công tácchống dịch của địa phương được tốt hơn.
Nhiều chuyêngia pháp lý soi xét chính sách trên dưới góc độ luật pháp đều cho rằng có dấuhiệu “lạm quyền”, “cát cứ chính sách”, “trái quy định của pháp luật”… ở góc độxã hội, trong khi tinh thần chống dịch của Chính phủ và nhân dân cả nước đanglên rất cao, được bạn bè thế giới ghi nhận, vai trò của Việt Nam trên trường quốctế được nâng lên thì chính sách “địa phương” trên như một “nét vẽ xấu” trên mộtbức tranh đẹp.
Mặc dù khi đưa ra chính sách, lãnh đạo các địa phương đều khẳng định tất cả là làm vì dân, đúng quy định pháp luật. nhưng khi gặp phải sự phản ứng của dư luận thì các địa phương đều dừng triển khai quy định mà không có một lời giải thích. Thiết nghĩ, chính sách pháp luật được ban hành ra là để phục vụ tối đa cho cuộc sống người dân. Tuy nhiên một số địa phương đang tự cho mình cái quyền cao hơn Chính phủ, tự ban hành chính sách, không nghĩ tới hậu quả.
Điều đáng suy nghĩ hơn, đó là việc sau khi dư luận lên tiếng các địa phương đã không thực hiện chính sách đã đề ra, và cũng không có một lời giải thích với dân như thế nào cho đúng? Thiết nghĩ, chính sách pháp luật được ban hành ra là để phục vụ cho đời sống người dân, chứ không phải là "công cụ" trong tay của chính quyền một số địa phương "thích làm thế nào thì làm".
Có thể nói, từ khi dịch bệnh bùng phát đến bây giờ, Chính phủ đã có những chính sách rất kịp thời, hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh cũng như hỗ trợ người dân. Cùng với nỗ lực của Nhà nước, công dân Việt Nam khắp nơi đồng lòng, chung sức ủng hộ sức lực, của cải cùng với Chính phủ chống lại dịch bệnh. Vì vậy, mỗi cá nhân, tổ chức cần nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm của mình trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiện nay.
THANH LOAN