/ Góc nhìn
/ Bắt chó thả rông rất cần lực lượng chuyên trách

Bắt chó thả rông rất cần lực lượng chuyên trách

30/04/2022 23:11 |

(LSVN) - Hiện nay, pháp luật quy định đầy đủ, chi tiết về trách nhiệm dân sự lẫn hình sự nhưng việc yêu cầu bồi thường cũng như xử lý hình sự thời gian qua vẫn chưa nghiêm nên không có tính răn đe và giáo dục ý thức đối với chủ sở hữu vật nuôi. Người nuôi chó hiện nay chưa quan tâm đến việc đăng ký vật nuôi với cấp trưởng thôn hoặc UBND cấp xã và chưa ký cam kết nuôi nhốt (hoặc xích), giữ chó trong khuôn viên của gia đình theo đúng quy định. Vì vậy, việc quản lý còn lỏng lẻo, nhất là thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dại trong cộng đồng.

Ảnh minh họa.

Thời gian qua, tình trạng chó thả rông tấn công người đi đường xảy ra rất phổ biến, đối tượng tấn công của chó chủ yếu là trẻ em và người lớn tuổi do họ không đủ khả năng tự vệ.

Chó thả rông nhưng không có biện pháp quản lý nên nhiều người bị chó cắn có nguy cơ mắc bệnh dại rất cao, nếu không có biện pháp sơ cứu, chữa trị kịp thời dễ phát bệnh dại và tử vong. Việc quản lý chó nuôi ở hộ gia đình hiện nay còn lỏng lẻo, chưa thực hiện kê khai đầy đủ về tình trạng sức khỏe của vật nuôi nên dẫn đến vật nuôi những hậu quả đáng tiếc như gây thương tích cho người dân. Bên cạnh đó, chó thả rông còn cản trở và gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trong thời gian qua.

Mới đây, TP. Hà Nội đã thành lập gần 600 đội bắt chó thả rông nhận được sự đồng tình của dư luận. Việc thành lập đội bắt chó thả rông sẽ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo trật tự an toàn xã hội và đảm bảo an toàn cho mọi người dân, nhất là đỡ lo bị cho cắn và bị truyền nhiễm bệnh dại gây chết người.

Hiện nay, pháp luật quy định đầy đủ, chi tiết về trách nhiệm dân sự lẫn hình sự nhưng việc yêu cầu bồi thường cũng như xử lý hình sự thời gian qua vẫn chưa nghiêm nên không có tính răn đe và giáo dục ý thức đối với chủ sở hữu vật nuôi. Người nuôi chó hiện nay chưa quan tâm đến việc đăng ký vật nuôi với cấp trưởng thôn hoặc UBND cấp xã và chưa ký cam kết nuôi nhốt (hoặc xích), giữ chó trong khuôn viên của gia đình theo đúng quy định. Vì vậy, việc quản lý còn lỏng lẻo, nhất là thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dại trong cộng đồng.

Mặt khác, người nuôi chó không đeo rọ mõm cho chó, khi đưa chó ra nơi công cộng nhưng không xích giữ, không có người dắt hoặc chưa tiêm phòng dại,… đây là những hành vi vi phạm hành chính được quy định tại Điều 7, Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y (được sửa đổi bởi khoản 3, Điều 2, Nghị định số 04/2020/NĐ-CP của Chính phủ). Tuy nhiên, trên thực tế, việc xử phạt của lực lượng chức năng đối với hành vi vi phạm này là rất hạn chế.

Thiết nghĩ, đã đến lúc các ngành chức năng cần phải tăng cường công tác quản lý việc nuôi chó hiện nay, để góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân.

Đặc biệt, các địa phương nên thành lập và duy trì lực lượng chuyên "trị" chó thả rông như Thành phố Hà Nội. Khi xảy ra vụ việc chó tấn công gây thương tích cho người dân thì phải truy đến cùng trách nhiệm dân sự, kể cả hình sự đối với chủ sở hữu vật nuôi.

ĐỖ VĂN NHÂN

Cần xây dựng quy trình ‘chuẩn’ trong đấu thầu mua sắm tài sản công

Lê Minh Hoàng