/ Góc nhìn
/ Bát mì tôm và những ‘xảo ngôn’ trong phòng chống dịch Covid-19

Bát mì tôm và những ‘xảo ngôn’ trong phòng chống dịch Covid-19

05/01/2021 18:03 |

(LSO) – Bên cạnh những “lùm xùm” xung quanh chiếc máy xét nghiệm thời gian qua được dư luận quan tâm, thì những hình ảnh đẹp về các chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đầu chống dịch khiến người dân cảm thấy yên tâm hơn trong chống chọi với dịch bệnh.

Vào những ngày đầu tháng 4 âm lịch, khi tiết trời Hà Nội vẫn còn se lạnh thì tại nơi địa đầu Tổ quốc xã Phố Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang vẫn chìm trong sương mù và giá lạnh.

Đường vào xã Phố Là.

Phố Là – xãgiáp biên với nước bạn Trung Quốc, nơi có địa hình núi đá tai mèo lởm chởm, điềukiện tự nhiên khắc nghiệt. Cộng đồng dân cư ở đây gồm các dân tộc như Mông, PuPéo, Dao…

Vừa qua, báo chí đưa tin về hình ảnh các cán bộ chống dịch vất vả chống chọi với dịch bệnh Covid-19 tại nơi địa đầu tổ quốc khiến không ít người cảm động. Cơn mưa đá vào đêm 21/4 đã làm cho chốt kiểm dịch tan hoang, nhưng các cán bộ chống dịch ở đây không nản lòng.

Bữa ăn của các cán bộ phòng dịch.

Hình ảnh các cán bộ phòng dịch trong trang phục bảo hộ màu xanh tranh thủ ăn bát mì tôm điểm thêm vài cọng rau cải đã khiến không ít người xúc động. Chống dịch ở miền xuôi vốn đã khó khăn vất vả thì công việc này ở nơi địa đầu tổ quốc lại khó khăn gấp bội phần.

Nhưng thànhquả đã được đến đáp khi ngày ngày 29/4, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã có văn bảnvề việc kết thúc khoanh vùng cách ly y tế phòng chống dịch Covid-19 đối với Bệnhviện đa khoa huyện Đồng Văn, thị trấn Phố Bảng và xã Phố Là từ 00h ngày 30/4/2020.

Trái ngược vớinhững hình ảnh đẹp đó là những “xảo ngôn” của các lãnh đạo ngành y tế một số địaphương thời gian qua khi thông tin về việc mua sắm thiết bị chống dịch.

Liệu có haykhông việc chia chác lợi ích giữa các bên về “miếng bánh” ngân sách chống dịchsẽ được cơ quan Công an điều tra làm rõ trong thời gian tới, nhưng những phátngôn của lãnh đạo một số địa phương trong thời gian vừa qua thật không xứngđáng với vai trò mà họ đang nắm giữ.

Như Đại biểuQuốc hội Nguyễn Sỹ Cương đánh giá, đây chỉ là những hành động hòng lấp liếmhành vi, những phát ngôn mang tính “ngô nghê”.

Ông Cươngcho rằng, chỉ sau khi CDC Hà Nội bịcơ quan điều tra ‘sờ’ đến thì các địa phương bắt đầu “giật mình”, nhất là các địaphương mua giá cao lo sợ khả năng vi phạm phạm luật mới nghĩ ra cách nói rằnglà máy đi mượn?.

Vị này cũng nhận định, đâychỉ là trò “đánh bùn sang ao, nêu lý do như vậy để lấp liếm đi, còn thực chấtmua rồi, sợ khởi tố, sợ bị điều tra mới nói lý do là đi mượn”. 

Giả sử, nếu sự việc ở CDC Hà Nội không bị phanh phui thì những chiếc máy xét nghiệm mua “vống” lên đến nhiều tỉ đồng đã được hợp thức hóa, “miếng bánh” ngân sách đã bị “nuốt trọn” một cách ngon lành.

Để có những thành quả to lớn trong phòng chống dịch Covid-19 có sự đóng góp của các lực lượng.

Phát biểu vềgói hỗ trợ 62.000 tỉ hỗ trợ người dân chống dịch Covid-19. Bộ trưởngLĐTB&XH Đào Ngọc Dung cảnh báo động đến tiền hỗ trợ dân trong Covid-19 là nỗinhục suốt đời của cán bộ.

Không chỉ tiềnhỗ trợ, thiết nghĩ bất kì một đồng nào của ngân sách liên quan đến hỗ trợ chốngdịch trong lúc “nước sôi lửa bỏng” bị “xà xẻo” đều đáng lên án, nó không chỉ làhành vi vi phạm pháp luật, mà là tội ác đối với nhân dân, là hành động bẩn thỉu,đê hèn…

Những ai đãvà đang có dã tâm nhòm ngó, bớt xén tiền chống dịch thì hãy nhìn gương những embé, những cụ già đã bỏ đồng tiền tiết kiệm ít ỏi ủng hộ chống dịch để thấy mìnhnhỏ bé và đáng bị lên án, khinh bỉ đến mức nào.

Đến nay, dư luận vẫn đang rất trông chờ vào sự công tâm, khách quan của cơ quan điều tra để làm rõ có hay không việc tư lợi trong mua sắm máy xét nghiệm không chỉ tại một số địa phương được báo chí đưa tin trong thời gian qua, mà việc này phải được tiến hành trên cả nước.

THANH HÀ

/nguyen-nhan-nao-khien-bo-y-te-khong-nam-duoc-nguon-goc-gia-thanh-trang-thiet-bi-xet-nghiem-tai-cac-dia-phuong.html
/tu-vu-nang-gia-mua-may-xet-nghiem-covid-19-dao-duc-cong-vu-xuong-cap.html