Ảnh minh họa.
Cụ thể, về đình chỉ hoạt động đào tạo của trường đại học, phân hiệu của trường đại học, so với quy định hiện hành, dự thảo Nghị định đã bổ sung thêm 02 trường hợp bị đình chỉ hoạt động như sau:
- Không công khai các điều kiện bảo đảm tổ chức hoạt động đào tạo đối với các ngành, lĩnh vực đào tạo sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động đào tạo;
- Không triển khai hoạt động đào tạo sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với ngành giáo dục mầm non.
Quy định trên nhằm nâng cao trách nhiệm của trường đại học trong bảo đảm chất lượng đào tạo.
Về sáp nhập, chia, tách trường đại học; giải thể trường đại học, phân hiệu của trường đại học, dự thảo Nghị định cơ bản giữ nguyên quy định hiện hành.
Ngoài ra, theo quy định của Luật Giáo dục đại học, đại học quốc gia là "trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển". Với vị trí và chức năng quan trọng như vậy, việc thành lập và bảo đảm hoạt động cho đại học quốc gia cần rất nhiều nguồn lực từ Nhà nước.
Vì vậy, dự thảo Nghị định quy định việc phát triển đại học thành đại học quốc gia phải có chủ trương của cơ quan có thẩm quyền (Phương án 1) hoặc chủ trương của Chính phủ (Phương án 2); đồng thời, việc phát triển đại học thành đại học quốc gia phải bảo đảm "phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt" và "Tại thời điểm xây dựng đề án phát triển thành đại học quốc gia, phải được công nhận là đại học định hướng nghiên cứu".
Quy định này nhằm bảo đảm các đại học muốn phát triển thành đại học quốc gia phải có đủ điều kiện để trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao.
DUY ANH
Hà Nội ban hành quy định mới về quản lý dự án đầu tư kinh doanh có sử dụng đất