/ Trợ giúp pháp lý
/ Các trường hợp chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật

Các trường hợp chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật

04/10/2023 19:19 |

(LSVN) – Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp nào được coi là có căn cứ pháp luật?


Ảnh minh họa
.

Theo Điều 165 Bộ luật Dân sự năm 2015, chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:

- Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

- Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;

- Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

- Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Trường hợp khác do pháp luật quy định.

Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Bên cạnh đó, Điều 179 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng nêu rõ, chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.

Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.

Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật này.

DUY ANH

Một số đánh giá về việc xử lý kỷ luật lao động

Bùi Thị Thanh Loan