/ Thư viện pháp luật
/ Các trường hợp lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông Vận tải

Các trường hợp lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông Vận tải

31/10/2022 07:22 |

(LSVN) - Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư 26/2022/TT-BGTVT ngày 25/10/2022 về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông Vận tải.

Ảnh minh họa.

Thông tư này quy định về xây dựng, ban hành, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải.

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng, ban hành, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải.

Trong đó, tại Điều 5 Thông tư quy định cụ thể các trường hợp lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gồm:

- Luật, pháp lệnh.

- Nghị quyết của Quốc hội quy định:

+ Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành;

+ Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

- Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội.

- Nghị định của Chính phủ quy định các vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội.

Khi có dự kiến xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định hoặc khi được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải giao thuộc trường hợp phải lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo quy định tại Điều 19 của Thông tư này xây dựng kế hoạch lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gửi Vụ Pháp chế tổng hợp trình Bộ trưởng xem xét đưa vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Bộ.

Kế hoạch lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải xác định rõ tên văn bản, cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì tham mưu trình, thời gian chuẩn bị hồ sơ, thời gian tổ chức lấy ý kiến, thời gian trình bộ, thời gian gửi Bộ Tư pháp thẩm định (nếu có), thời gian trình Chính phủ xem xét thông qua.

DUY ANH

Đặt tiền để bảo lãnh tại ngoại: Khi nào được trả lại?

Loan B T Thanh