(LSVN) - Vừa qua, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã ký Quyết định số 723/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa. Luật Di sản văn hóa số 45/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 ngày 23/11/2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025 (sau đây gọi là Luật Di sản văn hóa).
(LSVN) - Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 được Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 thông qua ngày 19/02/2025 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2025 nhằm thể chế đầy đủ, kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng pháp luật, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật, phát hiện và tháo gỡ nhanh nhất những “điểm nghẽn” có nguyên nhân từ các quy định của pháp luật. Trong đó đáng chú ý, tại Điều 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 quy định về sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
(LSVN) - Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 (Luật số 64/2025/QH15) đã được Quốc hội thông qua ngày 19/02/2025. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2025. Trong đó đáng chú ý, Điều 54 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 quy định rõ hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật.
(LSVN) - Bộ Tư pháp đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
(LSVN) - Bộ Dân tộc và Tôn giáo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành, liên tịch ban hành.
(LSVN) - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 13/2025/TT-BQP bãi bỏ toàn bộ 38 văn bản quy phạm pháp luật về quân sự, quốc phòng, cơ yếu thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Thông tư 13/2025/TT-BQP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07/4/2025.
LTS - Vừa qua, TAND huyện Krông Pa đã đưa vụ án hủy hoại rừng xảy ra vào tháng 10 năm 2018 tại xã Chư Drăng ra xét xử sơ thẩm (lại). Trong vụ án này, cơ quan tố tụng đã viện dẫn Nghị quyết 100/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của HĐND tỉnh Gia Lai (gọi tắt là Nghị quyết 100) khẳng định khu vực các bị cáo phát dọn thực bì là rừng (trạng thái rừng TXP) để truy tố các bị cáo về hành vi hủy hoại tài sản. Theo đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa, Nghị quyết 100 là văn bản quy phạm pháp luật và có hiệu lực thực thi kể từ ngày thông qua. Phản biện lại quan điểm của đại diện Viện Kiểm sát, các luật sư bào chữa cho các bị cáo viện dẫn các quy định của pháp luật để chứng minh Nghị quyết 100 không phải là văn bản quy phạm pháp luật và có hiệu lực thực thi. Tạp chí Luật sư Việt Nam đã có buổi trao đổi với Luật sư Bùi Xuân Lai, nguyên Thẩm phán TAND tỉnh Nam Định, xung quanh vấn đề này.
(LSVN) - Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 05/02/2025 phê duyệt Đề án "Ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật" (Đề án).
(LSVN) - Đây là một trong những nội dung mới tại dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) của Bộ Tư pháp. Theo đó, dự thảo đề xuất Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mới so với quy định hiện hành.
(LSVN) - Đây là một trong những nội dung mới quan trọng, mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật tại dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đang được Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng.
(LSVN) - Thủ tướng Chính yêu cầu rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được phân công; thực hiện theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm phù hợp với quy định của Luật và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành có liên quan.
(LSVN) - Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hay “làm luật” bao gồm nhiều giai đoạn, hoạt động khác nhau với những nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện được quy định khá chặt chẽ. Theo Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 thì có đến 15 loại/nhóm văn bản quy phạm pháp luật thuộc các cơ quan, tổ chức khác nhau ở nước ta có thẩm quyền ban hành. Bài viết chủ yếu đề cập đến văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện hoặc điều chỉnh. Trong đó, cùng với việc phân tích thực trạng, quy định cũng như những ưu điểm khi luật sư tham gia vào hoạt động này là một số đề xuất kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đối với công tác xây dựng pháp luật hiện nay ở nước ta.
(LSVN) - Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tổ chức quán triệt, phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới". Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, trong tình hình mới của các bộ, ngành, địa phương để thống nhất thực hiện, tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ.
(LSVN) - Ngày 28/11/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 21/2024/TT-BGDĐT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục.
(LSVN) - Thông tư 07/2024/TT-BXD ngày 29/8/2024 của Bộ Xây dựng bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành hoặc liên tịch ban hành có hiệu lực từ ngày 15/10/2024.
(LSVN) - Theo báo cáo của các cơ quan của Quốc hội, vẫn còn nhiều văn bản quy định chi tiết được ban hành chậm hơn so với thời điểm có hiệu lực thi hành của luật, pháp lệnh, nghị quyết. Cụ thể, trong số 325 văn bản được giám sát, có 32 văn bản ban hành chậm hơn thời điểm có hiệu lực thi hành của luật, pháp lệnh, nghị quyết; trong đó văn bản chậm ít nhất là 14 ngày, văn bản chậm nhiều nhất là 35 tháng 24 ngày, một số văn bản chậm từ 22 đến 25 tháng. Ngoài ra, có 83 điều, khoản thuộc 24 luật, 01 pháp lệnh, 05 nghị quyết giao quy định chi tiết nhưng chưa ban hành văn bản…
(LSVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành chỉ rõ bất cập, vướng mắc ở điều nào, khoản nào của văn bản nào, đồng thời chỉ rõ hướng xử lý và lộ trình xử lý đối với từng bất cập, vướng mắc.
(LSVN) - Trong tháng 01/2024, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 3 văn bản quy phạm pháp luật, gồm: Nghị định số 01/2024/NĐ-CP ngày 01/01/2024; Nghị định số 04/2024/NĐ-CP ngày 12/01/2024; Nghị định số 06/2024/NĐ-CP ngày 25/01/2024.
(LSVN) - Vừa qua, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 47/2023/TT-BCT quy định về việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của Bộ Công thương.
(LSVN) - Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 32/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần một số văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ.
(LSVN) - Theo Bộ Tư pháp, trong tháng 10/2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 1 văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, ngày 19/10/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
(LSVN) - Trong tháng 8/2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 14 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 10 nghị định của Chính phủ và 4 quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
(LSVN) - Trong tháng 7/2023, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 7 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 6 nghị định của Chính phủ, 1 quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
(LSVN) - Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
(LSVN) - Vừa qua, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Tài liệu hướng dẫn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.