/ Nghiên cứu - Trao đổi
/ Cách mạng công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng tới pháp luật hợp đồng thương mại điện tử quốc tế tại Việt Nam

Cách mạng công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng tới pháp luật hợp đồng thương mại điện tử quốc tế tại Việt Nam

17/09/2024 05:24 |

(LSVN) - Những năm vừa qua, Việt Nam chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của giao dịch điện tử nói chung và thương mại điện tử quốc tế nói riêng với sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0. Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam chứng kiến sự gia nhập mạnh mẽ của các nhà cung cấp đến từ các quốc gia khác nhau với đa dạng các môi trường giao dịch như website, sàn giao dịch điện tử hay thâm chí là mạng xã hội. Sự tác động của các công nghệ trong thời đại số đã ảnh hưởng không nhỏ tới các giao dịch thương mại điện tử quốc tế và cụ thể hơn là hợp đông thương mại điện tử quốc tế. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang có những tác động tới thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam, bài viết sẽ tập trung phân tích những ảnh hưởng của cuộc cách mạng tới hợp đồng thương mại điện tử quốc tế tại Việt Nam và đưa ra thực trạng pháp luật Việt Nam về vấn đề này cũng như xu hướng hoàn thiện khung pháp lý trong thời gian tới.

Ảnh minh hoạ. 

Đặt vấn đề

Trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp từ năm 1760, thể giới đã chứng kiếnnhững sự thay đổi không ngừng về kinh tế, xã hội và con người. Ý tưởng về Cuộc cáchmạng công nghiệp 4.0 hay “Insustry 4.0” được xuất hiện đầu tiên trong chiến lược pháttriển công nghệ cao tại Đức (từ năm 2011-2015) nhằm thúc đây điện toán hóa quá trìnhsản xuất. Đến năm 2016, Klaus Schab, Người sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đànkinh tế Thế giới, đã xuất bản cuốn sách: “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đãđưa thuật ngữ chính thức về cuộc cách mạng lần thứ tư (41R) trở nên phô biến. Và từ đó,khái niệm về cách mạng 4.0 trở thành đề tài của toàn thế giới. Với cuộc cách mạng 4.0,nền kinh tế - xã hội của thế giới đã tiến tới sự thay đổi mạnh mẽ bởi sự xuất hiện của hangloạt những công nghệ hỗ trợ như: công nghệ thực tế ảo (VR), Internet vạn vật (Internet ofThinsgs - IoT), không gian dữ liệu lớn (Big data), trí tuệ nhân tạo (AI) hayBlockchain...Những công nghệ này đã làm thay đổi diện mạo của nhiều lĩnh vực của nềnkinh tế, xã hội thế giới nói chung và lĩnh vực thương mại điện tử nói riêng.

Một là, trí tuệ nhân tao (AI — Artificial Intelligance) là công nghệ sử dụng kỹ thuật số nhằm thay thế trí thông minh của con người bằng một trí tuệ nhân tạo, được thiết lậpbởi các phần mềm có sẵn. Với tính chất là một máy tính có khả năng “tự học”, AI có thểphán đoán, phân tích dữ liệu mà không cần sự can thiệp của con người, đặc biệt là có khảnăng xử lý dữ liệu dữ liệu với số lượng lớn và trong thời gian nhanh chóng. AI chính làmột cơ sở dữ liệu lớn được con người xây dựng nên bởi những thuật toán để có thể xử lýcác vấn đề và giao tiếp như con người. Theo PwC, dự báo đến năm 2030, GDP toàn cầucó thể tăng trưởng thêm 14% từ sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo. AI đang có ảnh hưởng đếntất cả các lĩnh vực như tư vấn trực tuyến, ngân hàng số, các dịch vụ tài chính và đặc biệtlà thương mại điện tử. Với bản chất là một công nghệ xử lý dữ liệu, AI có thể được ứngdụng trong việc thu thập số liệu bán hàng và hành vi của khách hàng để có thể dự đoánkhả năng tiêu thụ hàng hóa và định hướng sản phẩm cho các nhà cung cấp. Bên cạnh đó,là một trí thông minh nhân tạo, AI có thể dự đoán xu hướng mua sắm của khách hangbằng những hành vi mua sắm của từng cá nhân, từ đó gợi ý những sản phẩm liên quancho từng khách hàng. Từ việc phân tích hành vi mua sắm của khách hàng, AI cũng có thểgiúp nhà cung cấp duy trì mức tồn kho tối thiểu để đảm bảo nguồn cung cho khách hangmua sắm.

Hai là, công nghệ thực tế ảo (VR- Virtual Reality) là thuật ngữ miêu tả một môitrường được giả lập (ảo hóa) được tạo ra bởi con người nhờ vào các phần mềm chuyêndụng, và được điều khiển bởi một thiết bị thông minh. VR được ứng dụng trong nhiềulĩnh vực khác nhau, và gần đây, VR được ứng dụng phố biên trong thương mại điện tử.Với kính VR, người mua có thể vào thăm gian hàng trực tuyến, lựa chọn sản phẩm vớitrải nghiệm hoàn toàn giống với những gì diễn ra tại cửa hàng truyền thống. Hơn nữa, vớicông nghệ VR, khách hàng còn có thể được xem hình ảnh khi mình thử một món đồ muốnmua như nào để có thẻ đảm bảo món đồ mình lựa chọn hoàn toàn phù hợp. Công nghệVR đang đưa thương mại điện tử lên một bước tiến mới.

Ba là, công nghệ Big Data - Dữ liệu lớn là thuật ngữ đề chỉ tập hợp dữ liệu có kíchthước vô cùng lớn hoặc vô cùng phức tạp vượt xa khả năng của các công cụ phần mềmxử lý dữ liệu truyền thống. Kích cỡ của Big Data đang từng ngày tăng lên, tính đến năm2012 mỗi ngày có 2,5 exabyte dữ liệu được sinh ra (exabyte bằng 1 tỷ gigabyte) và đếnnăm 2025 IDC dự đoán số liệu này sẽ là 163 zettabyte (zettabyte bằng I nghìn exabyte)...[1]Dữ liệu lớn ở đây được đặc trưng bởi 3Vs đó là: Volume - Khối lượng đữ liệu, Velocity- Tốc độ xử lý dữ liệu, Variety - Đa dạng dữ liệu. Đây là những lợi ích mà Big Data manglại với doanh nghiệp thương mại điện tử? Với những ưuđiểmnày, Big Data sẽ có thể đóng góp cho sự phát triển của thương mại điện tử với những ứngdụng như: dự báo nhu cầu sản phẩm, marketing online, tối thiểu chỉ phí, chống gian lận, phân tích khách hàng và hoạt động doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong các giao dịch thươngmại điện tử quốc tế, việc đảm bảo thông tin dữ liệu giữa các chủ thể góp phần quan trọngtrong việc xác định danh tính của người tham gia giao dịch.

Bốn là, công nghệ “Blockchain (chuỗi khói)” xuất phát từ cầu trúc của hệ thống số cái: các khối lưu trữ thông tin (block) được liên kết với nhau, tạo thành một chuỗi (chain).Chuỗi của các khối này trở thành một cơ sở dữ liệu để chia sẻ thông tin với nhau trongmột mạng lưới các máy tính, liên kết bằng các node (nút). Những nút này giúp duy trì blockchain bằng cách xác nhận và truyền dữ liệu về các thông tin và giao dịch. Trong thương mại điện tử quốc tế, các chủ thể giao dịch thường sẽ ở những quốc gia khác nhau, việc đảm bảo thông tin trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng là rất quan trọng.  Công nghệ Blockchain có thể tạo ra một sự phát triển mới trong hợp đồng thương mạiđiện tử, đó là hợp đồng thông minh, một loại giao dịch mà ở đó, mọi hoạt động của cácchủ thể đều được lưu trữ trên một hệ thống số cái và được thực hiện khép kín. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với những công nghệ hiện đại đã gópphần thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung và sự phát triển củahợp đồng thương mại điện tử quốc tế nói riêng. Tại Việt Nam, thương mại điện tử cũngphát triển một cách nhanh chóng với sự gia tăng của các giao dịch thương mại điện tử quacác website, các sàn giao dịch điện tử và cả các mạng xã hội với hàng triệu nhà cung cấp đến từ trong và ngoài nước. Các hình thức mua hàng cũng rất đa dạng như: mua trực tiếp trên website quốc tế; thông qua website Việt Nam mua hộ hàng quốc tế hay thông qua người bán trung gian trên mạng xã hội. Có thể thấy rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia có sự tăng trưởng thương mạiđiện tử đáng kể trên thế giới.

Những ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0 tới hợp đồng thương mại điện tửquốc tế tại Việt Nam

Thứ nhất, sự thay đổi về chủ thể giao kết hợp đồng. So với hợp đồng truyền thống và các hợp đồng được giao kết qua email trước đây,những công nghệ của cuộc cách mạng 4.0 đã cho thấy sự phát triển nhanh chóng của cácnền tảng thúc đầy giao kết hợp đồng thương mại điện tử khác, bao gồm cả các giao dịchxuyên biên giới, đó chính là các mạng xã hội và sàn thương mại điện tử trực tuyến. Đốivới các hợp đồng thương mại trước đây, chủ thể trong hợp đồng bao gồm hai bên giaokết. Tuy nhiên, các giao dịch thương mại điện tử quốc tế sẽ xuất hiện thêm nhiều chủ thểliên quan trong hợp đồng như: các bên trung gian thương mại, các chủ thể cung cấp dịchvụ thanh toán hay các chủ thể cung cấp dịch vụ chứng thực. Đối với các bên giao kết hợpđồng, so với các giao dịch trước đây, cũng có những sự thay đổi khá rõ rệt. Nếu như cácgiao dịch thương mại trước đây được quy định trong Luật thương mại 2005, thì các bêntham gia giao dịch sẽ có ít nhất một bên là thương nhân, “bao gồm tổ chức kinh tế đượcthành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên vàcó đăng ký kinh doanh”. Tuy nhiên, khi sàn thương mại điện tử trở nên phổ biến rộng rãivà sự gia nhập nhanh chóng của người dùng internet thì căn cứ vào chủ thể, các hợp đồngthương mại điện tử quốc tế có thể được chia thành 3 loại hình: B2B, B2C và C2C. Đốivới loại hình B2B (Business to Business) và B2C (Business to Customer) thì về chủ thểsẽ có ít nhất một bên là thương nhân như quy định tại Luật thương mại 2005. Bên cạnhđó, sự xuất hiện của mô hình kinh doanh C2C (Customer to Customer) cũng diễn ra vôcùng sôi động trên các sàn thương mại điện tử. Trong mô hình này, giao dịch được thựchiện bởi các cá nhân mà cả haiđều không phải thương nhân theo quy định tại Điều 6 Luậtthương mại 2005 và Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lậpthường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Đặc biệt mô hình này xuất hiện và pháttriển rất nhiều tại các quốc gia trên thế giới như: Amazon hay Ebay. Tại Việt Nam, môhình này phát triển mạnh trên các sàn thương mại như:Shopee, Lazada hay Sendo với rấtnhiều chủ thể nước ngoài tham gia.

Bên cạnh đó, với sự phát triển của thương mại điện tử, các chủ thể khác cũng cóthể tham gia vào giao dịch với vai trò tạo nền tảng và hỗ trợ như các chủ thể cung cấpdịch vụ hoạtđộng thương mại như các sàn thương mại điện tử, các tổ chức cung cấp dịchvụ chữ ký số,chứng thực chữ ký số và hợp đồng điện tử, các tổ chức cung ứng dịch vụthanh toán haythậm chí là các mạng xã hội. Những chủ thể này không trực tiếp tham giagiao dịch nhưngđóng vai trò xúc tiến và đảm bảo thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, việc xác minh thông tinvà năng chủ thể của các bên khi tham gia hợp đồng là không dễ dàng khi số lượng ngườidùng trên môi trường số trở nên quá lớn.

Thứ hai, sự thay đổi về hình thức hợp đồng. Đối với các hợp đồng truyền thống, một số các phương thức giao kết được biết đếncó thể như: giao kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc hành vi pháp lý đơn phương. Tuynhiên, khi các phương tiện truyền thông phát triển, đặc biệt là internet, hợp đồng điện tửđã được công nhận giá trị pháp lý khi tồn tại dưới hình thức dữ liệu điện tử. Thời gian đầu, các hợp đồng điện tử đa phần là những hợp đồng truyền thống được traođổi và tồn tại dưới dạng các dữ liệu như file tài liệu hay trên email. Nhưng khi cáccông nghệ mới trong cuộc cách mạng 4.0 xuất hiện, đặc biệt là công nghệ AI, hình thứchợp đồng điện tử đã được thay đổi một cách đầy mới mẻ. Một số các hình thức hợp đồngthương mại điện tử phổ biến hiện nay gồm: hợp đồng thương mại điện tử được hình thànhqua giao dịch tự động, hợp đồng thương mại điện tử hình thành qua thư điện tử, hợp đồngthương mại điện tử có sử dụng chữ ký số. Bên cạnh đó, xu hướng mới sử dụng công nghệblockchain đó chính là sự xuất hiện của hợp đồng thông minh, mà tại đó, tất cả các bướckhởi tạo, giao kết và thực hiện hợp đồng đều được thực hiện trên một nền tảng khép kínbởi công nghệ chuỗi khối. Như vậy, với tác động của cách mạng công nghệ, các hình thứchợp đồng thương mại quốc tế ngày càng trở nên đa dạng hơn và có thể kết nối với các chủ thể ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là, liệu các hợp đồng điện tửđược ký kết trực tuyến tự động có đảm bảo được quyền và lợi ích của các bêntham gia và điều kiện kỹ thuật và pháp lý giữa các quốc gia có được tương thích haykhông?

Thứ ba, sự thay đổi về phương thức thực hiện hợp đồng. Đối với các hợp đồng thương mại truyền thống hay những hợp đồng thương mại điện tử trước đây, sau khi hợp đồng được ký kết, các bên thực hiện nghĩa vụ của mình, đa phần là nghĩa vụ cung cấp hàng hoá, dịch vụ và nghĩa vụ thanh toán, có thể thanh toán trực tiếp tiền mặt. Tuy nhiên, với hợp đồng thương mại điện tử hiện nay, các nghĩa vụ có thể được thực hiện hoặc theo dõi trực tuyến. Với nghĩa vụ cung cấp hàng hoá, người mua có thể theo dõi đơn hàng và tiến trình cung cấp hàng hoá, đặc biệt, với các giao dịch xuyên biên giới, các vấn đề về vận chuyển hàng hoá còn liên quan đến các thủ tục hải quan. Với nghĩa vụ thanh toán, hiện nay, xu hướng thanh toán trực tuyến như: thanh toán qua thẻ ATM nội địa, thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, ví điện tử,… đang ngày một gia tăng và có thể trở thành xu hướng chính trong thời gian tới, đặc biệt với các giao dịch có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, các thách thức khi phát triển các dịch vụ thanh toán trực tuyến trong thương mại điện tử quốc tế đó là: về trình độ ứng dụng công nghệ của người mua (theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022, 14% người tiêu dùng được hỏi về trở ngại khi mua hàng trực tuyến đó là thanh tón phức tạp) và về tính an toàn khi thanh toán trực tuyến, đặc biệt là với những thanh toán cho giao dịch nước ngoài.

Thứ tư, sự thay đổi về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng. Một trong những đặc trưng của hợp đồng thương mại điện tử quốc tế đó là “yếu tố nước ngoài” trong quá trình giao kết, thực hiện và đến khi giải quyết tranh chấp nếu có. Do đó, việc lựa chọn pháp luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp cũng là một yếu tố mới hiện nay khi các hợp đồng điện tử không chỉ được thể hiện dưới dạng hình thức hợp đồng truyền thống dưới dạng dữ liệu mà hợp đồng thương mại điện tử còn được giao kết và thực hiện trực tuyến. Vì vậy, việc xác định các yếu tố như thời điểm giao kết nhằm xác định hiệu lực của hợp đồng khi xảy ra tranh chấp là khá phức tạp, việc đảm bảo tính hợp pháp của chữ ký điện tử hay tính toàn vẹn của văn bản cũng là một trong những khó khăn của các bên khi đưa ra giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, xu hướng giao kết hợp đồng được soạn sẵn với các hợp đồng thương mại điện tử quốc tế đang trở nên phổ biến. Với những hợp đồng này, những người mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ sẽ ít được thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng hơn những hợp đồng truyền thống trước đây, đó cũng là bất lợi khi xảy ra tranh chấp.

Thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng thương mại điện tử quốc tế

Hiện nay, tại Việt Nam, các giao dịch thương mại điện tử quốc tế được điều chỉnh bởi hai nguồn pháp luật chính là các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc các tập quán quốc tế được áp dụng rộng rãi; và các quy định của pháp luật Việt Nam về giao dịch thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài. Đối với pháp luật quốc tế có thể kể đến những điều ước quốc tế đa phương quan trọng như: Các điều ước của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về thuế quan, xuất xứ hàng hoá hay về hàng rào kỹ thuật; Công ước Viên về mua bán hàng hoá quốc tế (CISG); Các điều ước quốc tế trong khu vực ASEAN về khu vực mậu dịch tự do,… Những tập quán quốc tế được áp dụng rộng rãi trong các quan hệ thương mại quốc tế nói chung có thể kể đến như: Incoterms về quy tắc vận tải quốc tế hay UCP về quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ. Ngoài ra một số các Luật mẫu của Uncitral cũng là những nguồn rất quan trọng đối với hợp đồng thương mại điện tử quốc tế như. Tuy nhiên, vẫn chưa có luật riêng về hợp đồng thương mại điện tử quốc tế mà các giao dịch này đang được điều chỉnh bởi những trụ cột chính bao gồm: Luật Thương mại 2005, Luật Giao dịch điện tử 2005 và Bộ luật Dân sự 2015 và các nghị định hướng dẫn.

Thứ nhất, đối với Luật thương mại 2005, những quy định về hoạt động thương mạiđược áp dụng trong giao dịch chủ yếu là giữa các bên chủ thể là thương nhân và Luậtthương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn cũng không đưa ra khái niệm về hợp đồngthương mại điện tử quốc tế mà các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế tại Điều 27. Theođó, “mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu,tạm nhập tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”. Như vậy, trong các hợp đồng vềthương mại điện tử quốc tế hiện nay có thể xuất hiện cả hai bên chủ thể không phải thươngnhân (như hợp đồng C2C) và các hợp đồng không xuất hiện các hình thức trao đổi hànghóa khỏi lãnh thổ quốc gia nhưng hai bên chủ thể tham gia lại ở các quốc gia khác nhau.Như vậy những hợp đồng này sẽ được điều chỉnh bởi các quy định về giao dịch có yếu tố nước ngoài tại Bộ Luật Dân sự 2015.

Thứ hai, Bộ Luật Dân sự 2015, các quy định về giao dịch thương mại điện tử quốctế sẽ được điều chỉnh bởi các quy định chung về giao dịch có yếu tố nước ngoài chủ yếuvề vấn đề pháp luật áp dụng trong các giao dịch quốc tế. Đặc biệt, Điều 683, có quy địnhchung về pháp luật áp dụng trong các hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Theo đó, các bêntrong hợp đồng có thể tự do lựa chọn pháp luật áp dụng, tuy nhiên trên thực tế, các hợpđồng nói chung và hợp đồng thương mại điện tử quốc tế nói riêng rất ít thỏa thuận về pháp luật áp dụng trong hợp đồng mà thường thỏa thuận về phương thức giải quyết tranh chấp.Vậy nếu thỏa thuận về áp dụng pháp luật được hình thành riêng có được không? Và hìnhthức hợp pháp của thỏa thuận đó như nào nếu hợp đồng thương mại điện tử quốc tế đượcgiao kết và thực hiện toàn bộ trên nền tảng trực tuyến? Bộ Luật Dân sự 2015 hiện tại quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng trong hợp đồng đó. Vậy nếuhợp đồng không có quy định về pháp luật áp dụng thì cũng khó xác định hình thức hợpđồng.

Thứ ba, Luật giao dịch điện tử 2005 đang là nguồn chính điều chỉnh các giao dịchđiện tử nói chung và cũng không có khái niệm về hợp đồng thương mại điện tử quốc tế. Với các giao dịch có tính quốc tế, Luật giao dịch điện tử chỉ quy định về công nhận chữký điện tử nước ngoài, còn lại những vấn đề về chủ thẻ, về hình thức, về giao kết hay giảiquyết tranh chấp hợp đồng thương mại điện tử quốc tế sẽ lại cần áp dung quy định củaLuật thương mại 2005 (nếu hai bên chủ thẻ là thương nhân và áp dụng pháp luật ViệtNam) và Bộ Luật dân sự 2015 (về quy định giao dịch có yếu tố nước ngoài).Như vậy, có thể thấy rằng, quy định về hợp đồng thương mại điện tử quốc tế tạiViệt Nam đang nằm rải rác trong các văn bản khác nhau và cũng chưa có những quy địnhhoàn chỉnh trước những thay đổi ngày càng tăng thêm của các hợp đồng thương mại điệntử quốc tế.

Hoànthiện khung pháp lý về hợp đồng thương mại điện tửquốc tế tại Việt Nam

Theo như Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2020,Chính phủ đã đặt các mục tiêu tổng quát đến năm 2025 gồm: Hỗ trợ, thúc đây việc ứngdụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng; Thu hẹp khoảng cáchgiữa các thành phó lớn và các địa phương về mức độ phát triển thương mại điện tử; Xâydựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững;Mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam trong và ngoài nước thông qua ứngdụng thương mại điện tử; đây mạnh giao dịch, thương mại điện tử xuyên biên giới; Trởthành quốc gia có thị trường thương mại điện tử phát triển thuộc nhóm 3 nước dẫn đầukhuvực Đông Nam Á. Theo PGS.TS Doãn Hồng Nhung đề xuất: “Hoàn hiện pháp luậtvề thương mại điện tử phải đảm bảo đủ hai nguyên tắc sau: Mở rộng không gian chothương mại điện tử phát triển trên nguyên tắc người dân được làm những gì pháp luậtkhông cắm; Bảo đảm an toàn về giao dịch cho các bên trong thương mại điện tử”.  Như vậy, có thể thấy xu hướng hoàn thiện hành lang pháp lý về thương mại điệntử nói chung và về hợp đồng thương mại điện tử quốc tế tại Việt Nam nói riêng có vàiđiểm như sau:

Thứ nhất, hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử quốctế được thống nhất trong các văn bản hiện tại và phù hợp với pháp luật quốc tế để điềuchỉnh toàn diện về các vấn đề chủ thể, giao kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp các hợpđồng điện tử có yếu tố nước ngoài. Cụ thể là các quy định về xác định danh tính chủ thểtham gia giao dịch, đảm bảo trách nhiệm của các chủ thể tham gia cung cấp hàng hóa,dịch vụ, đặc biệt là chủ thể nước ngoài, xác định độ tin cậy của chữ ký điện tử hay cácquy định về áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp các giao dịch điện tử quốc tế.Đặc biệt, cần thúc đẩy hoạt động giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) sẽ là giải pháphữu ích, tạo thuận lợi cho các bên tranh chấp giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm thời gian,chi phí, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam ngày càngvươn xa.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo giao dịch an toàn và bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng. Đầu tiên cần đảm bảo trách nhiệm của các bên trong bảo mật thông tinkhách hàng. Hiện nay nhiều đường dây, tổ chức, cá nhân có hoạt động thu thập, mua bándữ liệu cá nhân trái phép. Hoạt động này diễn ra phổ biến, đặt ra thách thức đối với anninh dữ liệu quốc gia, uy tín của doanh nghiệp, quyền và lợi ích hợp pháp của người dânvới tính chất, mức độ và số lượnglớn. Bên cạnh đó, cần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong các hợp đồng mẫu khi mua bán hàng hóa trực tuyến với các nhà cung cấp nước ngoài vì khi tham gia những hợp đồng mẫu, người mua hàng thường không được thỏa thuận nhiều điều khoản và có thể bịbất lợi khi có tranh chấp xảy ra.

Thứ ba, xây dựng khung pháp lý cho các hoạt động hỗ trợ thực hiện hợp đồngthương mại điện tử quốc tế như dịch vụ thanh toán trực tuyến, quy định về giá tín nhiệmwebsite thương mại điện tử; và đồng bộ các tiêu chuẩn kỹ thuật về chữ ký điện tử, vềthanh toán điện tử phù hợp với các quy chuẩn quốc tế. Ngoài các giao dịch thông quawebsite và các sàn giao dịch thương mại điện tử thì các mạng xã hội cũng là một môitrường đáng được lưu tâm bởi đây là môi trường xuất hiện nhiều giao dịch thương mạiđiện tử quốc tế nhưng cũng tồn tại rất nhiều rủi ro cho các bên chủ thể tham gia giao dịch.

Kết luận

Thương mại điện tử quốc tế là cơ hội đề thúc đẩy nền kinh tế số, là môi trườngthuận lợi cho việc gia nhập thị trường quốc tế cũng như nền kinh tế số toàn cầu. Tuynhiên, để thương mại điện tử quốc tế phát triển, thì một trong những yếu tố cần được phápluật quan tâm điều chỉnh và được các cơ quan chuyên môn hỗ trợ đó là hợp đồng thương mại điện tử quốc tế, để có thể tạo ra môi trường thực hiện lành mạnh, đảm bảo quyền vàlợi ích của các bên tham gia và một hành lang pháp lý đầy đủ trong nước, phù hợp với cácquy định chung của các quốc gia khác trên thế giới.

[1]Trịnh Thu Trang (2019), Nghiên cứu về lợi ích của Dữ liệu lớn - Big Data vớidoanh nghiệp thương mại điện tử trong nước và thế giới, truy cập tại: [https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nghien-cuu-ve-loi-ich-cua-du-lieu-lon-big-data-voi-doanh-nghiep-thuong-mai-dien-tu-trong-nuoc-va-the-gioi-6433 1.htm], truy cập ngày 18/06/2024

 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội, 2005, Luật Thương mại

2. Quốc hội, 2005, Luật giao dịch điện tử

3. Quốc hội, 2015, Bộ luật Dân sự

4. Bộ công thương, 2022, Sách trắng Thương mại điện tử 2022

5. Chử Bá Quyết, Hoàng Cao Cường (2021), Phát triển thương mại điện tử ở ViệtNam:Tiếp cận theo mô hình kinh doanh, Tạp chí Kinh tế và dự báo, 8/2021, tr24-27

6.Cục thương mại điện tử và kinh tế số - Bộ công thương (2020), Trí tuệ nhân tạotác độngra sao đến thương mại điện tử?, truy cập tại: [https://idea.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&category_id=2ce64fb7-7d§e-4c90-§68a-0bd87f768c96&id=8626c 1d0-ÊH9-484a-Sa8S-fdba6976e846], truy cập ngày 18/06/2024

7. Lê Anh, Vũ Hà (2021), Hoàn thiện pháp luật về Thương mại điện tử tại Việt Namtrong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, truy cập tại: [https://quochoi.vn/hoatdongcuaquochoi/cackyhopquochoi/quochoikhoaXII/Pages/danh-sach-ky-hop.aspx?ItemID=6144 I &CategoryId=0], truy cập ngày 18/06/2024

8. Nguyễn Duy Phương, Nguyễn Duy Thanh (2019), Hợp đồng thương mại điệntử: thựctrạng và hướng hoàn thiện, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 08(384)-2019)

9.Nguyễn Hà (2022), Thực trạng pháp luật Việt Nam về thương mại điện tử, truycập tại: [http://hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/hvta/27676686/27677461?p_page_id=E27677461&pers id=2§346379&folder id=&item id=125215535&p details=l]

10. Trần Văn Biên (2018), Những vấn đề khác biệt trong giao kết hợp đồng điện tử,Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, 60 (1l), tr 16-21.

11. Trịnh Thu Trang (2019), Nghiên cứu về lợi ích của Dữ liệu lớn - Big Data vớidoanh nghiệp thương mại điện tử trong nước và thế giới, truy cập tại: [https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nghien-cuu-ve-loi-ich-cua-du-lieu-lon-big-data-voi-doanh-nghiep-thuong-mai-dien-tu-trong-nuoc-va-the-gioi-6433 1.htm], truy cập ngày 18/06/2024

TRẦN THANH NGÂN

Trường Đại học Luật Hà Nội

 

Nguyễn Mỹ Linh