/ Trao đổi - Ý kiến
/ Cần điều tra làm rõ hành vi cho vay nặng lãi của vợ chồng Đường Dương – đại gia tai tiếng Thái Bình

Cần điều tra làm rõ hành vi cho vay nặng lãi của vợ chồng Đường Dương – đại gia tai tiếng Thái Bình

05/01/2021 18:02 |

(LSO) - Nếu có đơn thư tố cáo, tố giác về hành vi cho vay lãi nặng của chồng nữ đại gia mới bị bắt tại Thái Bình hoặc thu giữ được tài liệu liên quan đến việc cho vay lãi nặng đến mức có thể truy cứu trách nhiệm hình sự, thì cơ quan điều tra cũng sẽ tiếp tục khởi tố thêm tội danh này để xử lý những người vi phạm theo quy định pháp luật.

Người dân TP. Thái Bình đang xôn xao trước thông tin vợ chồng đại gia nổi tiếng Nguyễn Thị Dương và Nguyễn Xuân Đường vừa bị cơ quan Công an tỉnh Thái Bình khởi tố, bắt giam cùng 2 đối tượng khác về hành vi “cố ý gây thương tích”.

Bị can Nguyễn Xuân Đường (SN 1971, chồng nữ đại gia mới bị bắt tối ngày 10/4 ở Hà Nam sau lệnh truy nã từng bị tố cáo cho vay nặng lãi.

Tối 10/4, Thượng tá Nguyễn Thanh Trường - Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình cho biết lực lượng chức năng đã bắt giữ Nguyễn Xuân Đường (SN 1971, còn gọi là Đường Nhuệ, ở TP Thái Bình) theo quyết định truy nã được ký cùng ngày.

Cụ thể, Đường Nhuệ bị bắt tại tỉnh HàNam vào khoảng 21h, sau đó được di lý về trụ sở cơ quan điều tra. Khi bị bắt, bịcan Đường không có hành vi chống đối hoặc tàng trữ vũ khí...

Trướcđó, Công an tỉnh Thái Bình ra lệnh truy nã với Nguyễn Xuân Đường (SN 1971, ở TPThái Bình), quyết định được đóng dấu “Nguy hiểm”. Trước đó, ngày 9/4, Cơ quanđiều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối vớiNguyễn Xuân Đường để điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội “Cố ý gây thươngtích” nhưng đối tượng không có mặt tại nơi cư trú. Theo quyết định truy nã, bấtcứ ai cũng có quyền bắt giữ, áp giải bị can Đường tới trụ sở công an, kiểm sáthoặc UBND nơi gần nhất.

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng vănphòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho biết: Cho đến naythì vợ chồng nữ đại gia Thái Bình đang bị khởi tố về tội cố ý gây thương tíchtheo quy định tại khoản 2, điều 134 Bộ luật hình sự. Cơ quan điều tra sẽ tiếnhành các hoạt động điều tra để làm rõ hành vi phạm tội, làm cơ sở xem xét xử lýđối với Tội cố ý gây thương tích.

Trong quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra cũng có thểlàm rõ các sai phạm khác nếu có. Theo quy định của pháp luật thì khi có đơn thưtố cáo, tố giác tội phạm, hoặc trong quá trình thanh tra, kiểm tra, hoạt động tốtụng mà cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện ra có dấu hiệu vi phạm pháp luật đếnmức phải xử lý hình sự thì cũng sẽ xử lý hình sự đối với người có hành vi vi phạmtheo quy định pháp luật.

Bởi vậy trong vụ án này nếu có đơn thư tố cáo, tố giác vềhành vi cho vay lãi nặng của các bị can hoặc thu giữ được tài liệu liên quan đếnviệc cho vay lãi nặng đến mức có thể truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quanđiều tra cũng sẽ tiếp tục khởi tố thêm tội danh này để xử lý những người vi phạmtheo quy định pháp luật.

Theo luật sư Cường: Cho vay tiền, cho vay tài sản là quan hệ dân sự được pháp luật thừa nhận và cho phép người dân thực hiện giao dịch này. Tuy nhiên, việc cho vay tài sản, thỏa thuận về lãi suất có sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật.

Luật sư Đặng Văn Cường.

Theo đó Bộ luật dân sự năm 2015 quy định lãi suất vay do haibên thỏa thuận nhưng không quá 20% một năm. Bởi vậy nếu trong các quan hệ dân sựmà lãi suất quá 20% một năm đối với mỗi khoản vay thì pháp luật không thừa nhận,không cho phép. Với lãi suất quá như vậy thì người cho vay có dấu hiệu bóc lộtđối với người đi vay, tùy vào tính chất mức độ của hành vi, tùy thuộc vào hậuquả xảy ra, giá trị tài sản hưởng lợi mà người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chínhhoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp cho vay lặng lãi cao gấp 5 lần mức cao nhất mà nhà nước quy định (100%/1 năm) hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm thì người cho vay sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Cụ thể tội danh và hình phạt được bộ luật hình sự năm 2015 quy định như sau:

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợibất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạmhành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tíchmà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặcphạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên155, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồngđến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việcnhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, trong trường hợp có đơn thư trình báo, tố cáo tốgiác của những người dân về việc các bị can trong vụ án này có hành vi cho vay lãinặng, đồng thời cung cấp các tài liệu chứng cứ để cơ quan điều tra xác minh làmrõ. Hoặc trong quá trình điều tra cơ quan điều tra thu thập được các tài liệuchứng cứ về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự mà thỏa mãn các dấuhiệu cấu thành tội phạm theo quy định tại điều 201 bộ luật hình sự năm 2015 nêutrên thì người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này. Mứchình phạt cao nhất của tội danh này là 03 năm tù.

Về nguyên tắc mỗi hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý một lần. Trường hợp nhiều hành vi vi phạm pháp luật đều đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử lý về nhiều tội danh. Khi xét xử vụ án tòa án sẽ tổng hợp hình phạt theo nguyên tắc chung của pháp luật. Việc này là rất phức tạp, có nhiều tình tiết liên quan bởi vậy cơ quan điều tra sẽ từng bước làm rõ tất cả các tình tiết, chứng cứ có liên quan để giải quyết vụ án một cách công bằng, triệt để, đúng pháp luật.

Nguyễn Xuân Đường bị bắt tối 10/4 tại Hà Nam.

Luật sư Cường cho biết thêm: Theo quy định của bộ luật tố tụnghình sự thì khi có đơn thư tố cáo, tố giác tội phạm, cơ quan điều tra có nghĩavụ phải tiếp nhận thông tin, tin báo tố giác tội phạm và tiến hành xác minhtheo quy định pháp luật. Thời hạn xác minh là 20 ngày, thời hạn kéo dài do vụviệc phức tạp thì không quá hai tháng và có thể được gia hạn một lần không quáhai tháng.

Hết thời hạn xác minh tin báo thì cơ quan điều tra phải kếtluận là có khởi tố vụ án hay không khởi tố vụ án. Nếu không khởi tố vụ án hìnhsự thì sẽ ra quyết định không khởi tố vụ án và thông báo cho người tố cáo. Ngườitố cáo không đồng ý với việc không khởi tố vụ án thì có quyền khiếu nại theoquy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Còn trường hợp công dân có đơn thư tốcáo phải trình báo, tố giác tội phạm thì mà cơ quan điều tra không tiếp nhận xửlý, không thụ lý tin báo theo quy định thì công dân cũng có quyền khiếu nại cơquan điều tra về hành vi không tiếp nhận thụ lý tin báo theo quy định pháp luật.

Trường hợp cơ quan điều tra đã tiếp nhận đơn thư, tin báo màsau đó kết luận không có căn cứ giải quyết. Tuy nhiên, đến nay người tố cáo cóthêm thông tin tài liệu khác chứng minh hành vi vi phạm pháp luật thì vẫn có thểtiếp tục làm đơn trình báo tố giác tội phạm và cơ quan điều tra cũng sẽ tiếp tụctiếp nhận để xem xét xử lý.

Hoặc trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra thu thập thêm được tài liệu chứng cứ chứng minh vi phạm khác. Vi phạm đó đòi hỏi phải có ý kiến của người bị hại, Trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại quy định tại điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì cơ quan điều tra sẽ hỏi người bị hại xem có yêu cầu khởi tố hay không. Nếu phát hiện vi phạm không thuộc trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại mà thấy có đủ căn cứ thì cơ quan điều tra vẫn xử lý mà không cần người bị hại phải có đơn.

Trên mạng xã hội cũng như ngoài đời, vợ chồng Đường Dương thường thể hiện sự giàu có như đăng ảnh, video có nhiều tệp tiền, tổ chức sinh nhật hoành tráng…
Cần mở rộng điều tra
Một số người tại Thái Bình cũng tố cáo ông Đường hoạt động tín dụng đen, có hành vi đánh đập, phá hoại tài sản của họ nhưng không bị xử lý. Trong số này, anh Nguyễn Văn Hà (SN 1989) cho biết, bố mẹ anh là ông bà Nguyễn Văn Lẫm, Phạm Thị Quyết từng vay hơn 1,7 tỷ đồng của Nguyễn Xuân Đường, hợp đồng không ghi lãi suất và thời hạn trả nợ nhưng thực tế, các bên thỏa thuận trả lãi 2.000 đồng/triệu/ngày. Sau đó, dù ông bà Lẫm, Quyết vẫn đang trả nợ nhưng ông Đường yêu cầu phải ủy quyền hoặc bán lại nhà xưởng Cty Lâm Quyết cho mình (giá trị khoảng 7 tỷ tồng). Do không được đồng ý, ngày 4/10/2017, ông Đường cho người tới nhà xưởng này để de dọa, đuổi người trông coi ra ngoài và ở lại đó đến ngày 19/10/2017.
Quá trình này, các đối tượng đập phá đồ đạc, gồm cả bàn thờ trong công ty đồng thời liên tục đe dọa gặp ông Lẫm ở đâu sẽ giết tại chỗ đó. Anh Hà cũng giữ ghi âm thể hiện nội dung ông Đường nói với bố mình: “Với một thằng nghiện, chỉ vì một tép thuốc thôi nó có thể giết người.... Mày lên công an mày khai báo mày nợ á, xong cái kiểu như những con nợ khác á, mày nhầm rồi, tao là Đường... Tao sẽ hy sinh một thằng đàn em tao, tao nuôi trong tù... Bố mày chơi nhiều thằng chết chứ không phải mình mày chết đâu hiểu không”.
Theo đơn tố cáo của anh Hà, suốt thời gian ông Đường cho người chiếm giữ công ty, ông bà Lẫm, Quyết nhiều lần tố cáo vụ việc đồng thời xin được bảo vệ tính mạng cho mình. Tuy nhiên, cơ quan công an cho rằng, đoạn ghi âm trên chưa đủ căn cứ để xử lý Nguyễn Xuân Đường về hành vi đe dọa giết người.
Ngày 19/10/2017, Công an TP Thái Bình gọi anh Hà lên làm việc cùng ông Đường và 2 cán bộ thuộc đội cảnh sát kinh tế, trong đó có nội dung ông Đường sẽ cho người rút khỏi Cty Lâm Quyết, giao lại toàn bộ tài sản. Tuy nhiên, anh Hà từ chối tiếp nhận bởi không biết khi chiếm giữ, ông Đường đã lấy đi những gì… Sau đó, vụ việc được chuyển sang Đội Điều tra tổng hợp Công an TP Thái Bình giải quyết nhưng hồ sơ thiếu mất biên bản ngày 19/10/2017. Anh Hà cho biết vẫn giữ ghi âm thể hiện một cán bộ đội cảnh sát kinh tế trả lời gia đình...
Đáng chú ý, anh Hà trình bày, khi ông Đường cho người vào đập phá công ty của gia đình đã cướp đi nhiều đồ đạc trong đó có cả giấy tờ thể hiện bố mẹ anh đã trả hết nợ người khác. Sau vụ việc này, có người tố cáo ông bà Lẫm, Quyết lạm dụng tín nhiệm, vay tiền từ năm 2013 nhưng chưa trả dẫn tới 2 người này phải nhận lần lượt 14 và 13 năm tù, hiện đang chờ xử phúc thẩm.

Hoàng Yến

/co-dau-hieu-pham-toi-moi-trong-vu-khoi-to-vo-chong-doanh-nhan-tai-tieng-o-thai-binh.html
/bo-mat-that-quanh-nhung-du-an-tien-ti-cua-vo-chong-dai-gia-tai-tieng-thai-binh.html
/gia-the-khung-cua-nu-doanh-nhan-moi-bi-bat-duong-duong.html
/nu-doanh-nhan-bds-tra-tan-tai-xe-xe-khach-o-thai-binh-doi-dien-muc-an-nao.html