/ Tích hợp văn bản mới
/ Chi trả tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập

Chi trả tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập

05/01/2021 18:00 |

LSVNO - Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư thực hiện chi tiền lương cho công chức, viên chức, người lao động theo ngạch, bậc, hạng chức danh nghề nghiệp, chức vụ, vị trí việc làm...

Bộ Tài chínhđang tiếp tục sửa đổi, bổ sung dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ tàichính của đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có đề xuất về sửa đổi cơ chế tínhtoán, chi trả tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Đây là một trong nhữngnội dung nổi bật, đặc biệt là đối với người lao động làm việc tại đơn vị sựnghiệp công lập được quy định tại dự thảo này.

Theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị sự nghiệp công lập chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công (không phân biệt đơn vị tự bảo đảm kinh phí hoạt động và đơn vị do NSNN hỗ trợ một phần hay hỗ trợ toàn bộ chi phí hoạt động).

Bên cạnh đó, việc chi trả thu nhập tăng thêm của người lao động sẽ căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính trong năm. Quy định này dẫn đến sự chênh lệch trong việc trả tiền lương, tiền công cho người lao động thực tế của các đơn vị sự nghiệp công lập có thể cao hơn mức Nhà nước quy định nhưng phải đợi sau khi cân đối chênh lệch thu, chi, nộp thuế thì mới được sử dụng từ quỹ bổ sung thu nhập tăng thêm cho người lao động. Điều này ít nhiều cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người lao động.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Hơn nữa, quy định này cũng chưa phù hợp với quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, tổ chức khoa học và công nghệ công lập được phép chi trả tiền lương, tiền công thực tế có thể cao hơn mức Nhà nước quy định tùy thuộc vào kết quả hoạt động tài chính của đơn vị và năng lực, trình độ của người lao động; và chưa bình đẳng với các doanh nghiệp khi tham gia cung cấp dịch vụ công là được tính lương trả cho người lao động theo khả năng thực tế, cao hơn mức Nhà nước quy định.

Do đó, để khắc phục những bất cập, hạn chế của quy định trên, tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất.

Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư thực hiện chi tiền lương cho công chức, viên chức, người lao động theo ngạch, bậc, hạng chức danh nghề nghiệp, chức vụ, vị trí việc làm; các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương do Nhà nước quy định; chi tiền công theo hợp đồng vụ việc (nếu có). Căn cứ vào tình hình thực tế kết quả hoạt động tài chính của đơn vị, Thủ trưởng đơn vị có thể quyết định chi trả tiền lương tối đa thêm một lần trên cơ sở tiền lương cấp bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp theo quy định hiện hành của Nhà nước và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Riêng đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên phải có cam kết về tổng mức kinh phí trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của năm thực hiện không thấp hơn mức kinh phí trích lập Quỹ của năm trước liền kề. Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương cơ sở, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị, ngân sách nhà nước không cấp bổ sung.

Việc sửa đổi quyđịnh về cơ chế chi trả tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập như trên khôngchỉ đảm bảo tính thống nhất chung về cơ chế chi trả tiền lương của đơn vị sựnghiệp công lập hiện hành mà còn giúp cho các đơn vị sự nghiệp công lập có thểtích lũy cho quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để tái đầu tư cho hoạt động củađơn vị. Quy định này cùng nâng cao hơn việc đảm bảo quyền và lợi ích của ngườilao động.

Cơ chế chi trả tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập là vấn đề mang tính nhạy cảm, đòi hỏi phải có sự cải cách đồng bộ và cùng với nhiều chính sách liên quan. Trả đúng lương cho người lao động là thực hiện đầu tư phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực để tăng trưởng kinh tế, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước và lành mạnh hóa các hoạt động công quyền, ngăn chặn các hành vi tiêu cực.

Thanh Loan