(LSO) - Ngoài tội danh Cố ý gây thương tích mà nữ doanh nhân BĐS bị khởi tố điều tra, luật sư nhận định, cơ quan tố tụng cần làm rõ thêm dấu hiệu của tội bắt giữ người trái pháp luật. Đồng thời xem xét hành vi bỏ trốn của Nguyễn Xuân Đường có phải là tình tiết tăng nặng?...
Có dấu hiệu phạm tội mới?!
Quá trình điều tra mở rộng vụ án nữ doanh nhân BĐS đánh tài xế xe khách vì giao hàng muộn, ngày 09/4/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra Quyết định khởi tố bị can, ra Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Xuân Đường (SN 1971, HKTT tại: số nhà 366, đường Lê Quý Đôn, phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình) để điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội Cố ý gây thương tích quy định tại Khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự. Các quyết định và lệnh nêu trên đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phê chuẩn theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Xuân Đường chính là chồng của nữ doanh nhân Nguyễn ThịDương, sinh năm 1980) đã bị khởi tố về cùng tội danh Cố ý gây thương tích trướcđó. Liên quan trong vụ án này còn có 2 bị can là Nguyễn Đức Mạnh (SN 1992, trútại phường Bồ Xuyên, thành phố Thái Bình) và Phạm Ngọc Quý (SN 2003, trú tại xãMinh Quang, huyện Vũ Thư).
Bị khởi tố theo Khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, bịcan Nguyễn Xuân Đường sẽ phải chịu chung số phận với đồng bọn khi phải đối mặtvới mức án tù từ 2 đến 5 năm tù giam.
Khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Phạm tộigây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổnthương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tạicác điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạttù từ 02 năm đến 05 năm”.
Ngoài tội danh Cố ý gây thương tích mà các bị can bị khởi tố điều tra, luật sư Nguyễn Trung Tiệp (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) nhận định, cơ quan tố tụng cần làm rõ thêm dấu hiệu của tội bắt giữ người trái pháp luật.
Bởi căn cứ nội dung điều tra ban đầu, trước khi hành hung ngườitài xế xe khách, các đối tượng đã gọi điện, đe dọa, ép nạn nhân đến nhà riêng rồigiữ lại. “Để làm rõ có hay không hành vi bắt giữ người trái pháp luật, cơ quanđiều tra cần thiết phải củng cố lời khai của nhân chứng và những người liênquan. Nếu có căn cứ phạm tội này thì phải xử lý nghiêm các đối tượng”, luật sưTiệp nói.
Điều 157 – Bộ luật hình sự năm 2015 về tội bắt, giữ hoặc giamngười trái pháp luật quy định như sau:
“1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếukhông thuộc trường hợp quy định tại Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạokhông giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.
Nội dung sự việc bước đầu xác định: Khoảng 10h40 ngày30/3/2020, anh Trịnh Ngọc Anh và anh Nguyễn Đức Dương (SN 1984, trú tại HòaBình, xã Đông Giang, huyện Đông Hưng, Thái Bình) là lái xe chạy tuyến Thái Bình- Hà Nội, nhận vận chuyển 1 gói tài liệu của Công ty TNHH Đường Dương từ TháiBình lên Hà Nội.
Do anh Ngọc Anh và người nhận hàng không thống nhất được địađiểm giao hàng nên xảy ra mâu thuẫn và giao hàng muộn.
Vì việc này, anh Trịnh Ngọc Anh cùng Phạm Văn Quang (SN 1978,trú tại tổ 3, phường Trần Lãm, TP Thái Bình) là người điều hành Công ty Phúc Cườngphải quay về Thái Bình gặp nữ doanh nhân Nguyễn Thị Dương và chồng là NguyễnXuân Đường.
Tại đây, Nguyễn Thị Dương (SN 1980, quê xã quán An Ninh, huyệnTiền Hải, Thái Bình) cùng 2 người khác đánh đập gây thương tích anh Ngọc Anh. Kếtquả giám định thương tích 14%.
Nguyễn Xuân Đường bỏ trốncó phải là tình tiết tăng nặng?
Chiều 10/4, Công an tỉnh Thái Bình đãphát đi thông báo truy nã toàn quốc đối với Nguyễn Xuân Đường do bị cannày đã bỏ trốn, không có mặt tại nơi cư trú trước khi cơ quan chức năng tốngđạt các quyết định khởi tố và bắt tạm giam.
Trong một diễn biến mới nhất có liên quan đến sự việc, theo nguồn tin của Luật sư Việt Nam Online, đối tượng Nguyễn Xuân Đường mới bị lực lượng Công an tỉnh Thái Bình bắt tối muộn 10/4, sau nhiều tiếng kể từ khi cơ quan này phát đi lệnh truy nã.
Nguồn tin cho biết, đối tượng Nguyễn Xuân Đường bị bắt khi đang lẩn trốn trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Hiện đối tượng đã được di lý về Thái Bình. Tuy nhiên, hành trình truy bắt hiện vẫn được giấu kín.
Nhiều ý kiến cho rằng việc Nguyễn XuânĐường bỏ trốn đã gây khó khăn cho Cơ quan điều tra, và đây là tình tiếttăng nặng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối tượng này. Về vấn đềnày, Luật sư Lâm Văn Quang, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng, trước hết cần khẳngđịnh Điều 48 Bộ luật hình sự 1999 và Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 không có điềukhoản nào quy định: “người phạm tội bỏ trốn hoặc trốn truy nã là tình tiết tăngnặng trách nhiệm hình sự”.
Tại điểm 0 khoản 1 Điều 48 Bộ luật hìnhsự 1999 và điểm p khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 đều không quy định “bỏtrốn nhằm trốn tránh pháp luật” mà chỉ quy định: “có hành động xảo quyệt hoặc hunghãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm” là tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự khi quyết định hình phạt.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một văn bảnhướng dẫn nào của các cơ quan tiến hành tố tụng giải thích hoặc hướng dẫn “hànhđộng xảo quyệt nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm” là những hành động nào,có hành vi bỏ trốn hay không?
Trường hợp của Nguyễn Xuân Đường bỏ trốnngoài trước khi Cơ quan điều tra có lệnh khởi tố bị can và ra lệnh truy nã, tứclà khi Đường biết hành vi phạm tội của mình có khả năng bị phát hiện nên đã bỏtrốn. Hành vi bỏ trốn của Đường chắc chắn là đã gây cản trở cho công tác điềutra của Cơ quan điều tra có thể xem là đã dùng thủ đoạn xảo quyệt nhằm trốntránh pháp luật.
Hoàng Yến