(LSO) - Nếu trong trường hợp được ân giảm thì người bị kết án có thể được ân giảm từ tử hình xuống chung thân theo quyết định của Chủ tịch nước; còn nếu không được ân giảm thì buộc phải thi hành án tử hình theo quy định.
Sau 3 ngày mở phiên tòa xét xửgiám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, chiều 08/5 Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đãđưa ra phán quyết với những nội dung kháng nghị của Viện KSND tối cao về vụ ánnày. Theo đó, HĐTP đã bác Kháng nghị số 15/QĐ-VKSTC-V7 ngày 22/11/2019 của ViệnKSND tối cao.
Phó Chánh án TAND tối cao NguyễnTrí Tuệ công bố Quyết định giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải với nhận định hai cấpxét xử tuyên Hải phạm tội “Giết người” và “Cướp tài sản” là “có căn cứ, khôngoan".
18 căn cứ đã được ông Tuệ nêu rađể chứng minh kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng Viện KSND tối cao đề nghịhủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm là "không có căn cứ để chấp nhận".
Như vậy, sau phán quyết của Hội đồngthẩm phán TAND tối cao thì liệu Hồ Duy Hải có còn cơ hội sống với hai tội danhđã được tuyên ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm?
Trao đổi về vấn đề này, Thạc sĩ, Luật sư Đặng văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, hiện nay theo quy định của Bộ luật Hình sự về nguyên tắc suy đoán vô tội thì người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khi bản án kết tội của toà án cóhiệu lực pháp luật thì người bị kết tội mới được coi là người bị kết án, khiđó người bị kết án có nghĩa vụ chấp hành hình phạt theo quyết định của bản ánkết án đối với mình.
Tuy nhiên, trong trường hợp bảnán, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm phápluật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ luật này thì vẫnđược xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm để xem xét lạitoàn bộ nội dung vụ án.
Theo thông tin vụ việc, Hội đồngthẩm phán TAND tối cao vừa công bố Quyết định giám đốc thẩm về việcgiữ nguyên bản án đối với Hồ Duy Hải. Do đó, bản án sẽ tiếptục được thi hành và Hồ Duy Hải buộc phải chấp hành hình phạt.
Tuy nhiên, Quyết định giám đốc thẩm chỉ bị xem xét lại trong trường hợp có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao không biết được khi ra quyết định đó. Nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện KSND tối cao kiến nghị, Chánh án TAND tối cao đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao mới phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó theo quy định tại Điều 404 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Do đó, nếu không có căn cứ xem xét lại Quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao theo quy định thì Hồ Duy Hải phải chấp hành án tử hình theo bản án phúc thẩm đã có hiệu lực.
Còn về thủ tục ân giảm thìtheo quy định tại Điều 367 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì thủtục ân giảm tử hình chỉ được thực hiện trong thời hạn 07 ngày kể từngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lênChủ tịch nước. Khi đó, Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng Viện KSND tối caophải trình tờ trình về ý kiến của mình lên Chủ tịch nước về hình phạt tử hình đốivới người bị kết án. Sau đó, chuyển hồ sơ vụ án cùng đơn xin ân giảm của ngườibị kết án lên Văn phòng Chủ tịch nước để trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.Chủ tịch nước sẽ quyết định việc ân giảm hoặc không ân giảm.
Nếu trong trường hợp được ângiảm thì người bị kết án có thể được ân giảm từ tử hình xuốngchung thân theo quyết định của Chủ tịch nước; còn nếu không được ângiảm thì buộc phải thi hành án tử theo quy định.
Trường hợp Hội đồng giám đốc thẩmbác kháng nghị của Viện KSND tối cao giữ nguyên bản án sơ thẩm và phúc thẩm thìcơ hội sống của Hồ Duy Hải vẫn còn. Trong trường hợp Hồ Duy Hải gửi đơn xin ângiảm đến Chủ tịch nước mà được chấp nhận thì án tử hình sẽ chuyển thành án tùchung thân.
Về lý thuyết thì quyết định giámđốc thẩm của Hội đồng thẩm phán vẫn có thể bị xem xét lại theo thủ tục đặc biệtquy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Ngoài ra, nếu có tài liệu chứng cứ mới thì Hồ Duy Hải và luật sư vẫn có thể đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
LÊ HOÀNG