Ảnh minh họa.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014 được định nghĩa: “Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh”.
Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014 cũng quy định rõ trường hợp mua bán nhà ở thương mại, trong đó có nhà chung cư phải thực hiện công chứng, chứng thực khi mua bán. Trừ các trường hợp dưới đây, không cần công chứng hợp đồng mua bán nhà ở. Cụ thể, mua bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; mua bán nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư.
Hợp đồng mua bán chung cư được quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 02/2022/NĐ-CP. Trước khi thực hiện công chứng hợp đồng mua bán nhà ở, người dân chuẩn bị hồ sơ, gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu của căn phòng/phòng công chứng).
- Giấy tờ tuỳ thân như: Căn cước công dân (CCCD)/hộ chiếu còn hạn, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, bản án/quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật...
- Sổ hồng (nếu chung cư đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở) hoặc biên bản bàn giao hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương.
- Hợp đồng ủy quyền (nếu có).
Sau đó, người dân đến văn phòng công chứng/phòng công chứng để công chứng hợp đồng mua bán chung cư. Hiện nay, phí công chứng hợp đồng mua bán chung cư được tính theo giá trị của tài sản theo Thông tư 257/2016/TT-BTC.
PV
Điều kiện vay vốn với trường mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng Covid-19