(LSO) - Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/01/2018) còn có thêm một thủ tục đặc biệt để có thể xem lại quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao được quy định tại Điều 404.
Chiều 08/5, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã đưa ra phánquyết với những nội dung kháng nghị của Viện KSND tối cao về vụ án Hồ Duy Hải.
Theo đó, HĐTP đã bác Kháng nghị số 15/QĐ-VKSTC-V7 ngày 22/11/2019 của Viện KSND tối cao. Phó Chánh án TAND tối cao Nguyễn Trí Tuệ công bố Quyết định giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải với nhận định hai cấp xét xử tuyên Hải phạm tội “Giết người” và “Cướp tài sản” là “có căn cứ, không oan”.
Ngày 10/5, bà Nguyễn Thị Loan - mẹ của Hồ Duy Hải đã có đơngửi đến bà Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Đơn được gửi đivới hi vọng quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao sẽ được xem xét lại.
Do đó, bà Loan làm đơn gửi chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp để “mộtlần nữa khẩn thiết đề nghị” bà Lê Thị Nga có kiến nghị đến các cấp có thẩm quyềnvà báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét lại quyết định của Hội đồngthẩm phán TAND tối cao.
Đồng thời, bà Loan đề nghị xem xét các tình tiết quan trọngcủa vụ án do Luật sư Trần Hồng Phong đưa ra, mà theo bà chưa được Hội đồng thẩmphán xem xét khách quan.
Vậy, cơ quan nào tiếp theo sẽ “quyết định” đến mạng sống của Hồ Duy Hải? Trao đổi với Luật sư Việt Nam Online về vấn đề này, Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường cho biết, nếu như trước đây - thời điểm Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 chưa có hiệu lực pháp luật thì quyết định xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc xem xét theo thủ tục tái thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao là quyết định cuối cùng.
Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực pháp luậttừ ngày 01/01/2018) còn có thêm một thủ tục đặc biệt để có thể xem lại quyết địnhcủa Hội đồng thẩm phán TAND tối cao được quy định tại Điều 404.
“Có thể nói, từ khi Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có hiệu lựcpháp luật cho đến nay thì chưa có bản án, quyết định nào của Hội đồng thẩm phánTAND tối cao bị xem xét theo thủ tục này. Về lí thuyết thì mẹ của Hồ Duy Hảihoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan chức năng xem xét theo thủ tục này để mongmuốn thực hiện những hi vọng cuối cùng chuyện có được kêu oan”, Luật sư Cườngcho biết.
Điều 404 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Khi cócăn cứ xác định quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao có vi phạm phápluật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổicơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng thẩm phán TAND tối cao không biết đượckhi ra quyết định đó; nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu, Ủy ban Tư pháp củaQuốc hội, Viện trưởng Viện KSND tối cao kiến nghị, Chánh án TAND tối cao đề nghịthì Hội đồng thẩm phán TAND tối cao phải mở phiên họp để xem xét lại quyết địnhđó.
Trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu thì Chánh ánTAND tối cao có trách nhiệm báo cáo Hội đồng thẩm phán TAND tối cao để xem xétlại quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.
Trường hợp Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng ViệnKSND tối cao kiến nghị thì Hội đồng thẩm phán TAND tối cao mở phiên họp xem xétkiến nghị đó.
Trường hợp Chánh án TAND tối cao đề nghị thì báo cáo Hội đồngthẩm phán TAND tối cao mở phiên họp xem xét đề nghị đó.
Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên thì Uỷ ban Thườngvụ Quốc hội có thể yêu cầu hoặc các tổ chức, cá nhân như: Uỷ ban Tư pháp của Quốchội, Viện trưởng Viện KSND tối cao, Chánh án TAND tối cao có quyền đề nghị Hộiđồng thẩm phán TAND tối cao mở lại phiên họp để xem xét lại quyết định đó...
Đây là quy định mới trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 mởrộng thẩm quyền giám sát của Quốc hội cũng như của một số cơ quan, tổ chứctrong việc xem xét đánh giá quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.
Tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân nêu trên chỉ được quyền đưara đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND tối cao mở lại phiên họp để xem xét lại khicó căn cứ cho hủy quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao trước đó đã viphạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làmthay đổi nội dung của quyết định trước đó.
“Bởi vậy, các luật sư và mẹ của Hồ Duy Hải gửi đơn kiến nghị, đề nghị, kêu cứu đến các cấp có thẩm quyền này là vận dụng triệt để các quy định của pháp luật để kêu oan cho Hồ Duy Hải”, Luật sư Cường nói.
Đồng thời, Luật sư Cường cũng đưa ra quan điểm: “Cho đến naycó thế cơ hội sẽ không nhiều, nếu như không chỉ ra được tình tiết chứng cứ mớihoặc chỉ ra được những vi phạm nghiêm trọng của Hội đồng thẩm phán trong phiêntòa giám đốc thẩm mới đây”.
Ngoài thủ tục “đặc biệt” theo Điều 404 Bộ luật Tố tụng hìnhsự để đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xem xét lại quyết định của mìnhtrong việc bác kháng nghị của Viện KSND tối cao ngày 08/5/2020 vừa qua thì 02 bảnán đã có hiệu lực pháp luật này cũng có thể được xem xét lại theo thủ tục táithẩm nếu có một trong các căn cứ theo quy định tại Điều 398 Bộ luật Tố tụnghình sự năm 2015, cụ thể như sau:
- Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luậngiám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịchthuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;
- Có tình tiết mà điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hộithẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định củatòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;
- Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử,biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật kháctrong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;
- Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của tòa ánđã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.
Nếu như thủ tục đặc biệt theo Điều 404 Bộ luật Tố tụng hìnhsự là xem xét lại quyết định, bản án giám đốc thẩm thì thủ tục tái thẩm là xemxét lại hai bản án đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm.
Tuy nhiên, thẩm quyền giải quyết, xem xét vẫn thuộc về Hội đồngthẩm phán TAND tối cao, bao gồm 17 vị thẩm phán trong phiên họp vừa qua. Đây làquy định bắt buộc để thực hiện quyền tư pháp. Có thể việc kiến nghị, đề nghịxem xét, xét xử thuộc về các cơ quan hành pháp, lập pháp nhưng quyền tư pháp làquyền duy nhất thuộc về tòa án, chỉ có tòa án mới có chức năng thực hiện quyềntư pháp là quyền xét xử, quyền xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lựcpháp luật.
“Bởi vậy, nếu không có chứng cứ mới thực sự quan trọng để vô hiệu hóa các chứng cứ buộc tội đã có thì gần như không có cơ hội để thay đổi nội dung bản án sơ thẩm và phúc thẩm. Bởi bản án giám đốc thẩm vừa qua cho thấy sự đồng thuận rất cao trong hội đồng thẩm phán đối với các phán quyết việc bác kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao. Có lẽ, trong vụ án này, nếu xuất hiện các tình tiết chứng cứ mới thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 398 Bộ luật Tố tụng hình sự nêu trên, có căn cứ để tái thẩm lại vụ án này thì cơ hội thoát án tử hình cho Hồ Duy Hải mới xuất hiện trở lại”, Luật sư Cường nói.
Chưa từng có tiền lệ trong tố tụng hình sự
Theo quy trình tố tụng và quy trình thi hành án hình sự trướcđây thì khi tử tù bị bác đơn đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm vàChủ tịch nước bác đơn xin ân giảm thì Hội đồng thi hành án tử hình sẽ tổ chứcthi hành án tử hình theo quy định của Luật Thi hành án hình sự là tiêm thuốc độc.
Tuy nhiên, trong vụ án này sau khi Chủ tịch nước bác đơn xinân giảm của Hồ Duy Hải, thủ tục thi hành án tử hình đang chuẩn bị thực hiện thìVăn phòng Chủ tịch nước lại có văn bản yêu cầu dừng thi hành án để xem xét lạimột số tình tiết quan trọng của vụ án. Chính vì thế, Viện trưởng Viện KSND tốicao mới ra kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
“Việc Viện trưởng Viện KSND tối cao ra kháng nghị yêu cầuxem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án đã có hiệu lực pháp luậtsau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm là chưa từng có tiền lệ trong tố tụnghình sự Việt Nam. Đây là vấn đề gây tranh cãi. Tuy nhiên, pháp luật không quy địnhcụ thể là quyết định kháng nghị không được ban hành sau khi Chủ tịch nước bácđơn ân giảm đối với đề nghị của tử tù, không phải tử tù nào cũng có đơn gửi đếnChủ tịch nước đề nghị xin ân giảm xuống mức án chung thân. Kháng nghị đề nghị hủybản án theo hướng có lợi cho bị cáo thì không hạn chế bởi thời hiệu, có thểkháng nghị bất cứ lúc nào, kể cả trường hợp người bị thi hành án tử hình đã chết.
Cụ thể, Điều 379 Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành quy địnhvề thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm như sau:
- Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kếtán chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệulực pháp luật;
- Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án cóthể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chếtmà cần minh oan cho họ;
- Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối vớiđương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
- Nếu không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì người có quyền kháng nghị phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị biết rõ lý do của việc không kháng nghị.
Không lường trước được tình huống
“Trong bản án giám đốc thẩm vừa qua thì Hội đồng thẩm pháncũng cho rằng kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao sau khi Chủ tịch nướcđã bác đơn xin ân giảm là không đúng pháp luật nhưng không chỉ rõ là không đúngso với quy định pháp luật nào? Trong khi đó, pháp luật quy định không hạn chếthời hạn kháng nghị đối với trường hợp có lợi cho người bị kết án.
Sau khi có bản án giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDtối cao bác kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao thì tòa án cấp sơ thẩmtiếp tục ra quyết định thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải. Nếu vậy, thì HồDuy Hải vẫn có thể làm đơn xin ân giảm gửi đến Chủ tịch nước theo quy trìnhquay lại trước đây; nếu Chủ tịch nước xem xét chấp nhận đơn thì Hồ Duy Hải cũngcó cơ hội thoát án tử hình.
Mặc dù pháp luật không quy định là việc xem xét ân giảm củaChủ tịch nước thực hiện một lần hay hai lần nhưng rõ ràng quyết định thi hànhán sẽ được ban hành lại và Hồ Duy Hải vẫn có thể có đơn đề nghị ân giảm. Đây làvấn đề chưa rõ ràng trong Bộ luật Tố tụng hình sự hiện nay. Có lẽ khi ban hànhBộ luật này thì nhà làm luật không lường trước tình huống xảy ra vụ án giốngnhư quy trình tố tụng của vụ án này (nghĩa là sau khi Chủ tịch nước bác đơn xinân giảm rồi lại còn thủ tục giám đốc thẩm sau đó...). Bởi vậy, vụ án này sẽ làmột bài học pháp lý, gợi ra nhiều nội dung về tố tụng theo quy trình tố tụng hiệnnay”, Luật sư Cường phân tích.
Như vậy, theo diễn biến của vụ việc cũng như quy định tố tụng hiện nay cho thấy Hồ Duy Hải vẫn còn cơ hội sống và có lẽ luật sư bào chữa cho Hồ Duy Hải và gia đình Hồ Duy Hải sẽ tiếp tục hành trình, vận dụng triệt để các quy định pháp luật hiện có để bảo vệ quyền lợi cho Hồ Duy Hải.
Quyết định ân xá của Chủ tịch nước là quyết định văn bản hành chính cá biệt. Văn bản này áp dụng một lần đối với một người cụ thể khi người đó có đơn đề nghị xin miễn tội chết. Nếu Chủ tịch nước đồng ý thì người bị kết án tử hình chuyển sang án tù chung thân. Trường hợp Chủ tịch nước không đồng ý, bác đơn thì sẽ thi hành án tử hình. Đây là một quy định chung trong Luật Thi hành án hình sự, cũng là cơ hội để người bị kết án tử hình có thể được hưởng sự khoan hồng, nhân đạo của pháp luật. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được xem xét ân xá. Việc có được Chủ tịch nước ân xá hay không phụ thuộc vào tính chất của từng vụ án và từng thời điểm lịch sử cụ thể. |
LÊ MINH