(LSO) – Việc thu phí cách ly dịch bệnh Covid-19 tại một số tỉnh/thành tiếp tục thu hút sự quan tâm của dư luận cả nước trong bối cảnh Chính phủ và nhân dân Việt Nam đang nỗ lực hết mình chống lại căn bệnh này. Luật sư Việt Nam Online tiếp tục thông tin đến bạn đọc quan điểm, góc nhìn của bạn đọc, các chuyên gia pháp lý… về vấn đề này.
Không nên "phép vua thua lệ làng"
Ông Phạm Văn Hòa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnhĐồng Tháp cho rằng, thu phí cách ly xã hội là thu phí nào, trong nghị địnhkhông quy định thu phí.
“Tôi nghĩ rằng tại sao lại phải thu phí người cách ly. Chính phủ cũng chưa có quy định về thu phí người cách ly. Việc cách ly là do Chính phủ quy định, do mình quy định buộc người ta phải cách ly để nhằm tránh lây lan dịch bệnh chứ có phải do người ta tự đến xin cách ly đâu mà bắt người ta ‘đóng học phí’ cách ly”, ông Hòa đưa ra quan điểm.
Hiện nay, đối với việc cách ly, Nhà nước, Chínhphủ đang bao cấp, việc các địa phương tự quyết định thu phí cách ly thì cần xemxét lại có đúng với các quy định của pháp luật, đặc biệt là với bệnh truyền nhiễmnguy hiểm như dịch Covid-19.
Việc thu hay không thu phải tuân theo các quy định của pháp luật chứ không phải muốn thu là thu được, luật không cho phép thì không thu. Hiện nay, Chính phủ chưa có quy định về vấn đề này.
Đến nay, tổng số tiền, hàng tiếp nhận ủng hộ và đăng ký ủng hộ đã lên tới trên 770 tỉ đồng; số tiền ủng hộ bằng tin nhắn qua Cổng thông tin nhân đạo quốc gia là 129 tỉ đồng. |
Theo Luật sư Bùi Đình Ứng, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, tại sao chỉ là một số địa phương quy định thu phí cách ly mà không phải là cả nước? Một số địa phương đã tự ý đặt ra, tự đặt cho mình quyền thu như vậy. Nhà nước, Chính phủ mặc dù không cấm nhưng đây là chủ trương của Chính phủ, các địa phương tự đặt ra như vậy là đặt quyền của địa phương cao hơn cả Chính phủ, trái với tinh thần của Nhà nước, của Chính phủ. Các địa phương tự đặt ra các chủ trương còn cao hơn các chủ trương của Chính phủ.
Về góc độ pháp luật thì đây là quy định mà địaphương tự đặt ra, còn nhiều địa phương khác người ta vẫn rất nhân đạo, rất nhânvăn.
“Tại vì sao? Tôi cho rằng tại vì những người ởđịa phương đó có những suy nghĩ nó chưa được chuẩn. Người ta lo lắng dịch bệnhtừ các nơi tràn về địa phương mình… nên tự mình đặt ra cái quy định mà có thểnói là hơi thiếu nhân văn như vậy. Không nên bất chấp phép vua thua lệ làng, việcgì cũng phải tuân theo quy định chung, tầm vĩ mô”, Luật sư Ứng nói.
Đừng vì lợi ích nhỏ mà mất đi hình ảnh đẹp
Có thể nói, từ khi dịch bệnh bùng phát đến bâygiờ, Chính phủ đa có những chính sách rất kịp thời, hiệu quả trong phòng chốngdịch bệnh cũng như hỗ trợ người dân.
Luật sư Ứng cho hay: “Lâu lắm rồi tôi mới thấy tinh thần của người Việt Nam mình nó cao và đẹp đến vậy. Người dân ủng hộ, đồng hành hết mình với Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong cuộc chiến cam go này”.
Nhà nước, các cơ quan liên quan đang áp dụng chính sách cách ly miễn phí, chính sách này hiện nay rất được nhân dân ủng hộ. Chúng ta tự hào so với các nước trên thế giới về việc này. Mặc dù Việt Nam còn là nước nghèo, nhưng chúng ta luôn có những chính sách nhân đạo. Đây là một trong số các chính sách rất nhân đạo.
Có bảo hiểm hay không có bảo hiểm, công dân Việt Nam trong nước hay từ nước ngoài về, người nước ngoài, các khách du lịch đều được miễn phí cách ly. Hình ảnh của Việt Nam cũng trở nên tốt đẹp trong mắt cộng đồng quốc tế về các quyết sách chống dịch, các chế độ nhân đạo, nhân văn không chỉ đối với công dân của mình mà còn đối với cả người nước ngoài đến học tập, công tác, du lịch ở Việt Nam.
Vừa qua, tại quận Tân Phú, TP. HCM một doanh nhân đã đầu tư tiền lắp đặt máy phát gạo tự động cho người dân có nhu cầu nhằm góp phần chung tay chia sẻ khó khăn với người dân trong mùa dịch bệnh. Doanh nhân này đang có ý định kêu gọi các mạnh thường quân góp sức lắp đặt hàng trăm máy phát gạo miễn phí trên địa bàn thành phố. |
Cùng với nỗ lực của Nhà nước, công dân Việt Namkhắp nơi đồng lòng, chung sức ủng hộ sức lực, của cải cùng với Chính phủ chốnglại dịch bệnh.
“Vậy thì cớ gì mà chỉ một vài ‘đồng bạc’ mà mộtvài tỉnh đề ra việc thu phí cách ly này. Điều này làm giảm giá trị nhân văn rấttốt đẹp mà Chính phủ và người dân xây dựng từ trước tới nay. Do đó, đừng vì mộtchút nhỏ nhoi mà làm ảnh hưởng đến hình ảnh rất tốt đẹp mà Chính phủ đang cố gắngduy trì, xây dựng và được người dân ủng hộ”, Luật sư Ứng nêu quan điểm.
ĐBQH Phạm Văn Hòa cũng cho rằng, hiện nay Chính phủ Việt Nam rất là nhân văn trong vấn đề miễn phí cách ly. “Ở nước ngoài thì họ thu hết, còn đối với Việt Nam hiện nay chưa có quy định đó thì tôi nghĩ đối với việc thu phí cần xem xét lại cho nó thấu đáo, hợp lý, cho nó rõ ràng, tránh gây ra phản cảm không hay trong dư luận, quần chúng nhân dân”.
Không có căn cứ rõ ràng
Theo Luật sư Đặng Xuân Cường, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, đối với việc thu phí cách ly tại một số tỉnh/thành không rõ căn cứ vào quy định nào, bởi luật chỉ quy định công dân Việt Nam hay người phải cách ly mà không quy định riêng người địa phương nào. Hơn nữa, việc thu toàn bộ phí cách ly cũng là không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
Ngày 06/4, thay mặt Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trân trọng cám ơn Nhân dân đã chung sức, đồng lòng chống dịch cho dù phải chịu không ít bất tiện, thậm chí thiệt thòi về lợi ích kinh tế. |
Nghị định 101/2010/NĐ-CP, Thông tư 32/2012/TT-BTC hướng dẫn Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 đối với các trường hợp cách ly y tế. Theo đó, người cách ly được miễn chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định hiện hành về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở y tế công lập. Được cấp không thu tiền nước uống, khăn mặt, khẩu trang, nước dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng… và các vật dụng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế…
Hằng năm, Nhà nước bảo đảm đủ, kịp thời ngânsách cho các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Ngân sách phòng, chống bệnhtruyền nhiễm không được sử dụng vào mục đích khác. Quỹ hỗ trợ phòng, chống đượcthành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để hỗ trợ điều trị, chăm sócngười mắc bệnh truyền nhiễm và các hoạt động phòng, chống dịch khác. Nguồn tàichính của quỹ được hình thành trên cơ sở đóng góp tự nguyện, tài trợ của tổ chức,cá nhân trong nước và nước ngoài.
Nguồn kinh phí này được cấp về từng địa phương, giao cho địa phương phân bổ sử dụng, giám sát. Trên cơ sở các nguồn kinh phí này, ngày 29/3/2020, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP. Theo đó, mỗi người cách ly tập trung được hỗ trợ tiền ăn với mức 80.000 đồng/ngày trong thời gian cách ly y tế. Đây là mức Chính phủ có thể hỗ trợ người dân trong suốt quá trình cách ly.
Lê Hoàng - Thanh Loan
Luật sư Việt Nam Online trân trọng kính mời các chuyên gia pháp lý, luật sư và độc giả bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về việc này để việc áp dụng chính sách pháp luật đúng quy định. Mọi ý kiến xin gửi về email tòa soạn: banbientaplsvno@gmail.com.