Ảnh minh họa.
Theo đó, mục đích của kế hoạch nhằm cụ thể hoá các nội dung, phân công các đơn vị có liên quan triển khai đồng bộ và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1968/QĐ-TTg.
Đảm bảo sự thống nhất, phù hợp Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Công thương, Chương trình chuyển đổi số tại Bộ Công thương giai đoạn 2022-2025 và định hướng Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030.
Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch trên cơ sở đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, lồng ghép hợp lý, hiệu quả các nhiệm vụ, nguồn lực từ trung ương đến địa phương.
Theo kế hoạch, Bộ Công thương sẽ tập trung nâng cao nhận thức, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại; xây dựng hệ sinh thái xúc tiến thương mại số thống nhất, phù hợp với kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam, đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn công nghệ, kỹ thuật theo quy định, đảm bảo khả năng vận hành thông suốt, nâng cấp, mở rộng, kết nối, liên thông chia sẻ dữ liệu.
Đồng thời hỗ trợ các tổ chức đơn vị, doanh nghiệp/cá nhân có nhu cầu kết nối, tổ chức và tham gia nền tảng hệ sinh thái xúc tiến thương mại số; hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được lấy từ ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, tài trợ quốc tế và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, cụ thể: Các dự án, nhiệm vụ thuộc phạm vi chi của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ do ngân sách trung ương bảo đảm và được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan; các dự án, nhiệm vụ, nội dung thuộc phạm vi chi của UBND, thành phố trực thuộc trung ương do ngân sách địa phương bảo đảm và được bố trí trong ngân sách hàng năm của địa phương.
PV
Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện về hình phạt tử hình theo pháp luật Việt Nam