Ảnh minh họa.
Theo đó, dự thảo nêu rõ ưu tiên hỗ trợ trước cho các đối tượng theo thứ tự:
- Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số;
- Hộ gia đình có người có công với cách mạng;
- Hộ gia đình có thành viên trong hộ là đối tượng bảo trợ xã hội;
- Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật...);
- Hộ gia đình đang sinh sống tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn và thôn đặc biệt khó khăn;
- Hộ gia đình đang cư trú tại các huyện nghèo theo quy định của cấp có thẩm quyền trong từng thời kỳ;
- Các hộ gia đình còn lại.
Đối với các hộ gia đình có cùng mức độ ưu tiên, việc hỗ trợ được thực hiện theo thứ tự sau:
- Hộ gia đình có nhà ở hư hỏng, dột nát (làm bằng các vật liệu nhanh hỏng, chất lượng thấp) có nguy cơ sập đổ, không đảm bảo an toàn;
- Hộ gia đình chưa có nhà ở (là hộ nghèo chưa có nhà ở riêng, hiện đang ở cùng bố mẹ nhưng đã tách hộ, ở nhờ nhà của người khác, thuê nhà ở - trừ trường hợp được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước);
- Hộ gia đình có đông nhân khẩu.
Về mức hỗ trợ, ngân sách nhà nước (gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ đối với các hộ gia đình có thành viên là đối tượng bảo trợ xã hội và hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số; 30 triệu đồng/hộ với các hộ gia đình khác để xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt.
Ngoài các nguồn vốn trên, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cân đối, bố trí hỗ trợ thêm 5-10 triệu đồng/hộ (nếu được).
PV
Pháp luật quy định như thế nào về các căn cứ để trả hồ sơ điều tra bổ sung?