(LSO) - Hành vi của Tùng là rất manh động, liều lĩnh, coi thường pháp luật và coi thường sức khỏe, tính mạng người khác. Với một chuỗi hành vi nguy hiểm cho xã hội như vậy thì đối tượng có nguy cơ đối diện với nhiều tội danh, đã thỏa mãn cấu thành tội phạm và phải chịu TNHS về hành vi phạm tội.
Trước đó, rất nhiều người đã có hành vi trốn cách ly, khôngkhai báo hoặc khai báo không trung thực về tình trạng sức khỏe bản thân, gâykhó khăn cho công tác quản lý, phòng chống dịch bệnh…
Điển hình là sự việc xảy ra vào chiều 01/4 vừa qua trên địa bàn tỉnh Kon Tum, tại chốt kiểm tra liên ngành phòng chống dịch Covid-19 ở đèo Sao Mai, quốc lộ 14 (đoạn qua xã Hòa Bình, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) xảy ra vụ cướp ô tô, đánh CSGT để trốn cách ly.
Khoảng 10h ngày 01/4, Chu Văn Tùng (20 tuổi, trú tại Gia Lai) điều khiển xe máy chạy từ hướng Gia Lai lên Kon Tum. Đến khu vực Sao Mai (giáp ranh hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum), được lực lượng chức năng của tỉnh Kon Tum đề nghị vào làm thủ tục khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt và sẽ bị cách ly nhưng Tùng không hợp tác. Đến gần 14h cùng ngày, trong khi chờ phương tiện chở người về cách ly, Tùng bất ngờ nhảy lên ô tô tải đang nổ máy của một chủ phương tiện đang vào khai báo y tế và lái xe bỏ chạy. Ngay lập tức, 4 CSGT dùng ô tô và mô tô đặc chủng đuổi theo đến cuối dốc Sao Mai thì chặn được đầu xe. Tùng lái xe tông vào xe công an, rồi nhảy xuống đánh trúng mặt một CSGT bị thương rồi bỏ chạy. Trên đường chạy, Tùng tiếp tục đánh một người dân, cướp điện thoại rồi trốn vào khu vực rừng ở Sao Mai. Đến 20h ngày 01/4, Tùng đã bị cơ quan chức năng bắt giữ. |
Dưới góc nhìn pháp lý, Luật sư Hoàng Tùng, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội đánh giá, hành vi của đối tượng trên là rất manh động, liều lĩnh, coi thường pháp luật và coi thường sức khỏe, tính mạng người khác. Với một chuỗi hành vi nguy hiểm cho xã hội như vậy thì đối tượng có nguy cơ đối diện với nhiều tội danh, đã thỏa mãn cấu thành tội phạm và phải chịu TNHS về hành vi phạm tội.
Đối với hành vi cướp ôtô: Tùng bất ngờ nhảy lên xe ô tô bán tải đang nổ máy của một chủ phương tiệnđang vào khai báo y tế, lái xe bỏ chạy. Đây là hành vi có dấu hiệu của tội “Cướpgiật tài sản” quy định tại Điều 171 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Hành vi của Tùng là chiếm đoạt tài sản một cách công khai vànhanh chóng. Không che giấu hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác mà thựchiện trước mặt của mọi người một cách táo bạo, bất ngờ và dứt khoát trong mộtthời gian ngắn. Để thực hiện hành vi trên, Tùng không cần sử dụng đến vũ lực hoặcđe dọa dùng vũ lực mà chỉ dựa vào sự nhanh nhẹn, bất ngờ và sơ hở của chủ xe đểnhanh chóng chiếm đoạt rồi tẩu thoát.
Luật sư Hoàng Tùng đánh giá, trường hợp giá trị chiếc ô tô bịTùng cướp giật càng lớn thì hình phạt càng nặng. Chiếm đoạt tài sản trị giá từ50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm;chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì bịphạt tù từ 07 năm đến 15 năm; chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trởlên bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Đối với hành vi tấn công lực lượng công an: Tùng lái xe tông vào xe công an, rồi nhảy xuống tấn công, đánh trúng mặt một chiến sĩ CSGT khiến người này bị thương, rồi bỏ chạy. Hành vi này có thể sẽ bị xử lý hình sự về tội “Cố ý gây thương tích cho người khác” theo Điều 134 BLHS năm 2015.
“Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. |
Hoặc có thể phải chịu TNHS về tội “Chống người người thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 330, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Đối với hành vi đánh người khác: Đối với hành vi đánh một người dân, cướp điện thoại rồi bỏ chạy vào khu vực rừng ở Sao Mai đã thỏa mãn yếu tố cấu thành tội “Cướp tài sản” theo quy định tại Điều 168.
Tội "Cướp tài sản" theo Điều 168 BLHS năm 2015: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. |
Đối tượng Tùng đã dùng vũ lực (đánh một người dân) để cướpđiện thoại của người dân rồi bỏ chạy. Ngoài ra, hành vi cướp tài sản này có thểbị xử lý bởi khung hình phạt nặng hơn khi đã có dấu hiệu “Gây ảnh hưởng xấu đếnan ninh, trật tự, an toàn xã hội” (điểmg khoản 2 Điều 168) với hình phạt bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, Luật sưHoàng Tùng nói.
Đối với hành vi trốn tránh khai báo y tế: Khi cơ quan yêu cầu, bỏ trốn khi có yêu cầu bị cách ly của Tùng có thể sẽ phải chịu TNHS về tội “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người”.
Điều 240 BLHS năm 2015 quy định: 1.Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người Trường hợp chưa đến mức bị truy cứu TNHS thì Tùng sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 10 nghị định 176/2013/NĐ-CP: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. |
Các hành vi của đối tượng Tùng cho thấy thái độ coi thường pháp luật của đối tượng này. Điều này không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tình hình và công tác phòng chống dịch bệnh của cả nước. Các cơ quan chức năng cần phải nghiêm khắc, nhanh chóng xử lý kịp thời hành vi vi phạm nêu trên.
Hoàng Yến