Ảnh minh họa.
Theo đó, thành phố Hà Nội hỗ trợ thêm 30% mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người thuộc hộ nghèo; hỗ trợ thêm 25% mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người thuộc hộ cận nghèo; hỗ trợ thêm 10% mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với các đối tượng khác (mức hỗ trợ này ngoài mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định tại Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ).
Thời gian thực hiện chính sách từ ngày 01/8/2022 đến 31/12/2025. Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách quận, huyện, thị xã.
Riêng năm 2022, đối với các huyện, thị xã khó khăn chưa tự cân đối ngân sách, UBND các huyện, thị xã tổng hợp kinh phí hỗ trợ gửi Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tổng hợp, phối hợp Sở Tài chính tham mưu UBND thành phố bổ sung kinh phí cho các huyện, thị xã triển khai thực hiện chính sách.
Đối tượng được hưởng hỗ trợ bao gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng trước ngày 01/01/2018;
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng từ ngày 01/01/2018 trở đi;
- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; người lao động giúp việc gia đình;
- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Nông dân, người lao động tự tạo việc làm, bao gồm những người tự tổ chức hoạt động để có thu nhập cho bản thân và gia đình.
Ngoài ra, người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Người tham gia khác bao gồm người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo cũng thuộc đối tượng được hỗ trợ thêm mức đóng,…
Theo kế hoạch, thành phố dự kiến hỗ trợ kinh phí khoảng 181,966 tỉ đồng để hỗ trợ thêm tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025.
DUY ANH
Một số khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp công dân của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh