/ Trao đổi - Ý kiến
/ Gian lận điểm thi THPT quốc gia tại Hà Giang: Có xử lý được hành vi "nhờ nâng điểm" của phụ huynh?

Gian lận điểm thi THPT quốc gia tại Hà Giang: Có xử lý được hành vi "nhờ nâng điểm" của phụ huynh?

05/01/2021 18:00 |

LSVNO - Khi chứng minh được phụ huynh có hành vi trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn để nhờ nâng điểm cho thí sinh thì sẽ bị xử lý về hành vi đưa hối lộ.

Mới đây, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Minh Khoa (SN 1972, trú tại phường Chiềng Lề, TP. Sơn La, tỉnh Sơn La) - nguyên Thượng tá Công an tỉnh Sơn La, về hành vi “Đưa hối lộ” theo khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự vì có liên quan đến vụ án gian lận điểm tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.

Các bị cáo tại phiên tòa ngày 14/10/2019.

Vụ án gian lận thi cử trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 xảyra tại các tỉnh Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình đã gây nhức nhối trong ngành giáo dụccũng như gây bức xúc dư luận, bởi có những “con sâu” có chức quyền nhưng lại viphạm pháp luật, gây mất niềm tin của nhân dân.

Quá trình đưa vụ án ra xét xử tại TAND tỉnh Sơn La, cái tên ôngNguyễn Minh Khoa – nguyên Phó trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03) Côngan tỉnh Sơn La được nhiều bị cáo và người làm chứng nhắc tới.

Cụ thể, hai bị cáo nguyên là cán bộ Phòng PA03 Công an tỉnhSơn La đều khai được Nguyễn Minh Khoa “gửi gắm” thí sinh nhờ nâng điểm trong kỳthi THPT quốc gia năm 2018.

Bị cáo Lò Văn Huynh - Trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chấtlượng giáo dục, Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La khai nhận của Nguyễn Minh Khoa 1 tỷ đồng đểsửa, nâng điểm cho 2 thí sinh.

Mặc dù được tòa án triệu tập hợp lệ tới phiên tòa để đối chất,song ông Nguyễn Minh Khoa đã không có mặt.

Nhiều “góc khuất” trong vụ án đã được phanh phui trong quátrình đưa vụ án ra xét xử. Tại bản kết luận điều tra bổ sung vụ án hình sự ngày05/02/2020, cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh Sơn La đã đề nghị truy tố thêmnhiều bị can với những tội khác nhau trong vụ gian lận điểm thi chấn động tỉnhSơn La.

Cụ thể, các bị can Nguyễn Thị Hồng Nga, Cầm Thị Bun Sọn và LòVăn Huynh còn bị đề nghị truy tố thêm tội “Nhận hối lộ”.

3 bị can Lò Thị Trường (SN 1976, ở phường Chiềng An), TrầnVăn Điện (SN 1969, trú tại phường Chiềng Lề), cùng ở TP. Sơn La và Hoàng ThịThành (SN 1969, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La bị đề nghị truy tốtội “Đưa hối lộ”.

Đây chỉ là số ít trong số những phụ huynh bị xử lý về hành viđưa hối lộ. Còn rất nhiều trường hợp khác, vì sao không bị xử lý?

Theo Luật sư Nguyễn Văn Thái – Công ty Luật BROSS & partners cho biết, tội “Đưa hối lộ” đòi hỏi phải có hành vi đưa lợi ích một cách bất chính cho người có chức vụ, quyền hạn. Hành vi đưa của hối lộ có thể diễn ra trước hoặc sau khi người có chức vụ, quyền hạn làm theo yêu cầu của người đưa.

Luật sư Nguyễn Văn Thái – Công ty Luật BROSS & partners.

Trong vụ án này, hầu hết các phụ huynh đều không thừa nhận cóhành vi thỏa thuận hoặc đưa tiền cho các bị can Nga, Sọn, Huynh, Thủy. Ngoài lờikhai nhận tiền của các bị can thì không có chứng cứ nào khác chứng minh về việcđưa tiền. Do vậy, lời khai của các bị can được đánh giá là không phù hợp với chứngcứ khác trong hồ sơ, nên sẽ không thể khởi tố các cá nhân đưa tiền về tội “Đưahối lộ”.

Căn cứ pháp lý được Luật sư Thái chỉ ra là tại Điều 98,BLTTHS năm 2015 quy định: “… 2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể đượccoi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án. 

Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứduy nhất để buộc tội, kết tội”.

Luật sư Thái cho biết thêm, tội “Đưa hối lộ” tại Điều 364BLHS năm 2015 còn quy định rõ: “Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đãchủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hìnhsự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ”.

“Đây chính là chính sách phòng chống tham nhũng và nhân đạotrong pháp luật hình sự Việt Nam”, Luật sư Thái nhận định.

Luật sư Thái cho biết thêm: “Khi có căn cứ chứng minh người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù cao nhất tới 20 năm tù”.

Tư Nguyễn