(LSO) - Giao tiếp là điều kiện để con người tồn tại. Bởi lẽ, chỉ có thông qua giao tiếp mỗi cá nhân mới có thể hòa nhập vào các mối quan hệ của cộng đồng, tiếp thu những kiến thức, biến nó thành cái riêng của mình để tồn tại và phát triển, đồng thời mỗi cá nhân cũng góp phần vào sự nghiệp chung xây dựng xã hội tiến bộ, văn minh.
Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu khôngthể thiếu. Tuy nhiên, để thỏa mãn nhu cầu và tiến hành giao tiếp có kết quả,con người cần có kỹ năng và văn hóa về giao tiếp. Trong giao tiếp, con người không chỉ sử dụng ngôn ngữ nói, mà còn sử dụngngôn ngữ viết, ngôn ngữ ký hiệu, ngôn ngữ cơ thể để qua ánh mắt, nét mặt,cử chỉ, điệu bộ… truyền đạt và tiếp nhận thông tin.Trong tất cả các phương tiện dùng để giao tiếp, ngôn ngữ là phươngtiện có thể làm thỏa mãn được tất cả nhu cầu của con người. Mỗi giây, mỗi phúttrôi qua đều có hàng triệu người đang nói, đang viết hoặc đang nghe. Ngôn ngữgiao tiếp là cầu nối giữa mọi người, giúp cho ta hiểu biết lẫn nhau, chia sẻnhững tình cảm, tư tưởng và cả những hoài bão của mình, cùng nhau tổ chức côngtác chung trên mọi hoạt động của đời sống xã hội.
Xã hội ngày càng đa dạng phức tạp, ngôn ngữ cũng phải phát triển để phù hợp và kịp thời phản ánh sự tiến bộ của xã hội. Trong xã hội với một số nghề, người ta được dùng ngôn ngữ để truyền tải đến khán thính giả, độc giả, học sinh, sinh viên…, đây là một việc làm không hề đơn giản, cần phải có đào tạo, luyện tập liên tục và thường xuyên. Một số người cho là mình có quyền nói, song cần phải hiểu rằng quyền của mình đến đâu và người nghe họ cũng có quyền được nghe. Nếu như người nói cứ nói, người nghe lại không hiểu hoặc không phục, dẫn đến kết quả không đạt được, đó là người nghe không vừa lòng, chưa nói đến việc làm cho người nghe khó chịu. Khi người nghe không vừa lòng, người nói phải tự xem lại nội dung, cách nói, cách diễn đạt…, đây là sự tương tác giữa hai đối tượng và đừng để lời nói của mình làm ảnh hưởng, thậm chí làm tổn thương đến người khác.
Người Việt Nam luôn coi trọng việc giữ gìn cácmối quan hệ với mọi thành viên trong cộng đồng, đặc biệt trong việc giao tiếp.Cha ông ta luôn nhắc nhở con cháucoi trọng tình cảm hơn mọi thứ ở trên đời. Khi nói năng giao tiếp phải tế nhị,ý tứ, đắn đocân nhắc kỹ càng. “Ăn cónhai, nói có nghĩ” và “lời nói chẳngmất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, đó chính là những lời dặn dò của tiền nhân để lạicho các thế hệ con cháu. Lờinói giao tiếp có thể mang lại niềm vui chongười khác và nó cũng có thể gây ra xung đột. Không phải mua nhưng cái giá của ngônngữ giao tiếp lại không hề đơn giản, “vừalòng nhau” cần cho cả người nói và cho cả người nghe, để cuối cùng mục đíchđạt được là: một thông điệp khi đã có người phát đi thì phải có người nhận lấy.Thông điệp này chỉ có ý nghĩa hay sức mạnh khi tạo được sự đồng thuận, đồng cảmvà sao cho “kẻ nói phải có người nghe”.
Nói thực sự là mộtnghệ thuật, câu ngạn ngữ “đầu lưỡi tuymềm nhưng có thể làm tổn thương người khác” nhằm nhắc nhở ta phải biết cáchkhi nói, trong đó trước hết phải biết nói gì và không nên nói gì. Có rất nhiềutrường hợp không nói ra lại tốt hơn là nói: “lờinói là vàng, im lặng là kim cương”. Như vậy, có lúc không nên nói hoặc nóimột cách ẩn dụ, đó là kỹ năng của mỗi người, là văn hóa giao tiếp.
Mặt khác, giao tiếp không chỉ đơn giản là biếtcách nói, mà còn đòi hỏi phải biết cách nghe. Nghe là một phản xạ tự nhiên củacon người, nhưng lắng nghe lại là một kỹ năng. Người biết lắng nghe là ngườibiết tiếp nhận những thông tin mới, những ý kiến mới, lựa chọn và thấu hiểu mọiviệc xung quanh, phân biệt được cái đúng, cái sai. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì sự tiếp nhận thông tinlà công việc hết sức quan trọng đối với người nghe. Phần đông mọi ngườithích nói hơn nghe, vì vậy mà người thật sự biết nghe càng ít đi. Chính vì thếmà biết lắng nghe, cũng là một cách để nâng cao giá trị của mình và là điều khôngthể thiếu trong giao tiếp thường ngày, cần phải rèn luyện, học tập mới có. Ngườinghe cần chọn lọc, phân loại thông tin khi tiếpnhận, nghe gì, đọc gì hay xem gì để thấu hiểu, tiếp thu, chia sẻ, đồng cảm vàthực hiện, làm cho cuộc sống thoải mái, vui vẻ hơn khi tiếp cận.
Phật giáo có nhữngngôi chùa, trong chùa có phòng “lắng nghe”.Theo triết lý nhà phật thì “ở đời nhiều khi sinh chuyện chỉ vì không biết nghenhau”, nên khi giận ai, người ta khuyên hãy vào trong phòng đó mà “nghe”. Thậtra, không có ai nói ở đó mà nghe, nhưng khi con người biết tự đặt mình trongtrạng thái nghe, im lặng suy nghĩ, tĩnh tâm lại sẽ thấu hiểu, nhận ra cái saisót của chính mình để sửa chữa, thay đổi.
Ngày nay, sự phát triển của khoa họckỹ thuật đã ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, hành vi của con người. Cùng với sựphát triển của ngôn ngữ, sự giao thoa giữa các nền văn hóa và cơn lốc pháttriển, hội nhập nền kinh tế toàn cầu cũng đã tạo ra một thế giới ảo - thế giớimạng nnternet. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin ngoài những mặt tích cực, nócũng là mảnh đất để lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ phát triển. Bên cạnh tiếng “lóng”,tiếng “bồi” trong lối viết tắt, còn xuất hiện việc chửi tục, chửi thề, nói bậy…và sử dụng ký hiệu “tây, ta” lẫn lộn để nói hoặc viết ở mọi nơi, mọi lúc. Đặcbiệt là mạng internet đã bị kẻ xấu lợi dụng để lừa đảo, các thế lực phản động bịađặt thông tin nói xấu chế độ, kích động, nhằm chống lại Nhà nước…
Trong thời gian vừa qua, hàng ngày,hàng giờ có đủ thứ tin đồn thất thiệt, tin giả mọc như nấm trên mạng với tốc độlây lan khủng khiếp, mà người ta gọi là “virut” độc hại. Thứ “virus” này lenlỏi, gây hoang mang, làm lung lay niềm tin, làm méo mó suy nghĩ và nhận thức,dẫn đến những hành động không đúng của nhiều người. Lợi dụng tình hình của dịchbệnh Covid-19, các thế lực thù địch, phản động, các đối tượng bất mãn chính trịtrong và ngoài nước đã lợi dụng phát tán trên không gian mạng nhiều thông tinsai sự thật, xuyên tạc tình hình dịch bệnh và công tác chỉ đạo, điều hành củaChính phủ Việt Nam, kích động người dân đình công, ngừng buôn bán, tích trữlương thực, thực phẩm... Mục đích của chúng không chỉ là trục lợi, mà còn gâyhoang mang, lo sợ cho cộng đồng, tạo ra tình trạng bất ổn, chia rẽ trong nộibộ, làm mất ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Điều đáng tiếc là một số người donhận thức kém, thiếu hiểu biết, a dua… đã góp nhặt, chia sẻ những thông tinthiếu tính xác thực, chưa được kiểm chứng, thậm chí là những tin phản động trêntrang facebook cá nhân, vô tình tiếp tay cho việc lan truyền thông tin “độchại” trên không gian mạng. Đúng vào thời điểm nhạy cảm, vấn đề nóng cả xã hộiđang quan tâm từng phút, từng giây; vì vậy, chỉ trong một thời gian gắn, những tintức giả và vô căn cứ đã có hàng vạn lượt chia sẻ, hàng nghìn bình luận thiếutrách nhiệm, khiến cộng đồng lo lắng, hoang mang. Những tin độc hại cũng nguyhiểm không kém gì dịch bệnh và đôi khi chính những dòng chữ vô cảm này còn trởthành tội ác đối với đồng loại. Theo thốngkê của lực lượng công an, từ khi xuất hiện dịch bệnh Covid-19 đến trung tuầntháng 3/2020; trên không gian mạng có gần 300.000 tin, bài đăng trên các trangthông tin điện tử, blog, diễn đàn; gần 600.000 tin, bài, video, clip liên quanđến dịch bệnh đã đăng trên mạng xã hội. Trong đó có rất nhiều tin, bài có nộidung chưa được kiểm chứng, xuyên tạc, sai sự thật, thu hút hàng triệu lượt bìnhluận, chia sẻ…
Cuộc sống là cả quá trình tìm tòi và học hỏi, không chỉ có những điều lớn lao ta mới tiếp thu, mà hãy nên bắt đầu từ những điều nhỏ bé nhất thường ngày. Khi nhìn cuộc sống xung quanh một cách kỹ lưỡng hơn, ta sẽ nhận thấy mình biết thêm được những gì để mà học tập, rèn luyện, bổ sung cho kiến thức của mình. Con người phải có cộng đồng mới tồn tại, con người không thể sống như một cá thể độc lập mà không có xã hội. Sự hiểu biết giữa cá nhân và cộng đồng, cộng đồng và cá nhân quyết định sự thành công, hạnh phúc trong cuộc sống riêng của mỗi người. Cuộc sống đòi hỏi con người phải có cách xử thế đúng đắn, thể hiện qua phép lịch sự trong quá trình giao tiếp với các đối tác khác nhau, ở những địa điểm, công việc khác nhau. Đồng thời, chính con người lại chủ động xây dựng những mối quan hệ cho bản thân, góp phần tạo nên một xã hội ổn định, hài hòa, tiến bộ, văn minh.
Luật sư TRẦN VĂN CHƯƠNG