Đồng thời, Hà Nội đặt mục tiêu duy trì, giữ vững chất lượng các trường đã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016 - 2020. Trong giai đoạn 2022 - 2025, toàn thành phố phấn đấu tăng thêm từ 432 - 552 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, trong đó cấp mầm non từ 153-201 trường; cấp tiểu học từ 163 - 211 trường; cấp trung học cơ sở từ 100 - 119 trường và cấp trung học phổ thông từ 16 - 21 trường.
Kế hoạch đặt ra 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó giải pháp đầu tiên là tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia. Các cấp ủy Đảng, chính quyền cần xác định công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia là mục tiêu quan trọng trong phát triển giáo dục và đào tạo, là giải pháp tiên quyết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng mũi nhọn...
Một số nhiệm vụ, giải pháp quan trọng khác trong kế hoạch gồm: Thực hiện tốt quy hoạch mạng lưới trường, lớp học, đẩy mạnh công tác truyền thông, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, tăng cường huy động các nguồn lực...
UBND thành phố Hà Nội giao Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia đối với các cơ sở giáo dục theo phân cấp quản lý; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã trong việc rà soát, kịp thời bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và các điều kiện khác đáp ứng chuẩn quốc gia đối với các trường học phân cấp quản lý.
UBND các quận, huyện, thị xã có giải pháp bổ sung quỹ đất, phân luồng, phân tuyến tuyển sinh bảo đảm quy mô trường, lớp, số học sinh trên một lớp, bình quân diện tích đất trên mỗi học sinh theo quy định để hoàn thành công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia năm 2022 và kế hoạch giai đoạn 2022 - 2025.
HUY DƯƠNG
Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện về hình phạt tử hình theo pháp luật Việt Nam