/ Luật sư - Bạn đọc
/ Hoàn chỉnh thêm nội dung khoản 12 Điều 3, Luật Đất đai 2013

Hoàn chỉnh thêm nội dung khoản 12 Điều 3, Luật Đất đai 2013

05/01/2021 18:01 |

LSVNO - Pháp luật quy định, người dân có quyền được sở hữu nhà ở, trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh Nhà nước trưng mua, hoặc trưng dụng nhà ở sẽ bồi thường theo giá thị trường (theo khoản 1, khoản 3, Điều 32 Hiến pháp 2013).

Tất nhiên, giá thị trường khác với giá thị trường “thả nổi” tựdo. Đồng thời, nhà ở phải xây dựng trên đất thổ cư hợp pháp, có giấy chứng nhậnquyền sở hữu (nhà ở).

Theo khoản 2 Điều 2 và khoản 7 Điều 3 Luật Đất đai quy địnhngười sử dụng đất và Nhà nước giao quyền sử dụng đất. Như vậy, cho dù đất docha ông để lại, hoặc trước cải cách ruộng đất ở miền Bắc, đại đa số các giađình “ruộng không có 1 sào, ao không có 1 thước”. Đến khi cải cách ruộng đất, ngườicày đã có ruộng. Song, về sở hữu “sổ đỏ” của các gia đình (hay cá nhân), chỉ cóquyền sử dụng đất, chứ không có quyền sở hữu đất.

Chính vì vậy, theo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nếu cơ quan chức năng có tiến hành ra quyết định trưng dụng, thu hồi đất là chuyện hoàn toàn bình thường.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai 2013 định nghĩa chưarõ ràng về bồi thường đất khi thu hồi: “Bồi thường đất là việc Nhà nước phải trảlại giá trị quyền sử dụng đất, đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng”.Vậy, giá trị quyền sử dụng đất nào? Đất trước khi thu hồi, hay đất sau khi thuhồi?...

Đối với đất nông nghiệp, thổ canh, cơ quan chức năng quyết địnhthu hồi chuyển đổi thành đất thổ cư để xây dựng khu đô thị mới thì chỉ được thỏathuận bồi thường giá trị quyền sử dụng đất nguồn gốc nông nghiệp.

Tôi cho rằng, đây là điểm bất cập nhất của Luật Đất đai hiệnnay. Đây cũng là 1 lý do chủ yếu, khiến 1 số người dân bức xúc, khiếu kiện kéodài… về việc họ bị thu hồi đất.

Trong năm 2019 vừa qua, trên địa bàn Hà Nội tôi thấy vẫn diễnra cảnh người dân tập trung phản đối việc thu hồi đất không rõ lý do hoặc đềnbù chưa thỏa đáng. Ngay trên địa bàn quận Long Biên, TP. Hà Nội – nơi tôi sinhsống, một số người dân thuộc tổ 19, phường Long Biên vẫn đang than phiền vàkhông đồng ý với việc bồi thường đất mặt đường đại lộ Cổ Linh để làm ga-ra dịchvụ trông giữ xe ô tô, xây dựng trường học tư thục.

Bước sang Quý II/2020, mong rằng Quốc hội quan tâm xem xét,điều chỉnh bổ sung hoàn chỉnh thêm nội dung khoản 12 Điều 3, Luật Đất đai. Cụthể, bồi thường đất là việc Nhà nước phải trả lại giá trị quyền sử dụng đất.

Trường hợp giá đất trước khi có quyết định thu hồi thấp hơngiá đất sau khi thu hồi, sẽ được bồi thường theo giá trung bình cộng. Ví dụ,trước khi thu hồi là đất thổ canh có giá 300.000 đồng/m2; sau khi thu hồi chuyểnmục đích sử dụng thành đất thổ cư, có giá 30.000.000 đồng/m2. Khi bồi thường phảitính theo giá trung bình cộng (300.000 + 30.000.000): 2 = 15.150.000 đồng/m2.Có như vậy, mới tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi họ mất quyền sử dụng đất.

Sang một khía cạnh khác, song song với việc điều chỉnh, bổ sung khoản 12 Điều 3, Luật Đất đai 2013, cơ quan có thẩm quyền cần quy định khung giá đất thật chính xác, thật chi tiết, kịp thời hàng năm theo từng loại đất: nông nghiệp, lâm nghiệp, thổ cư, phi nông nghiệp, quốc phòng an ninh… để dễ áp dụng vào thực hiện khi bồi thường đất.

Nguyễn Thành Lập (Long Biên, Hà Nội)