(LSO) – Ngoài một số điều quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự, việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra còn được quy định tại Điều 11 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự, trong đó có các nội dung được hiểu như sau:
Việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra nhằm bảo đảm cho hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải tuân thủ triệt để một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự; phải phát hiện kịp thời và yêu cầu, kiến nghị Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra.
Việc tiến hành kiểm sát tuân thủ pháp luật của Viện kiểm sátđược thể hiện bằng việc cử Kiểm sát viên tham gia hoạt đông điều tra vụ án hìnhsự từ giai đoạn tiến hành khởi tố vụ án.
Đối với các hoạt đông điều tra cụ thể, Cơ quan điều tra và cơquan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trước khi tiến hànhđều phải cần có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát như bắt bị can để tạm giam, khámxét (trừ trường hợp khám xét khẩn cấp sau khi thi hành xong phải báo cáo bằngvăn bản).
Mặt khác, một số hoạt động điều tra khác trước khi tiến hànhphải thông báo cho đại diện Viện kiểm sát biết để tham dự như khám nghiệm hiệntrường, nhận dạng, thực nghiệm điều tra hay đối chất.
Ngoài ra, ngay từ khi tiếp nhận đơn tố giác, tin báo về tộiphạm, trong thời hạn 03 ngày, Cơ quan điều tra đã phải làm các thủ tục báo cáovới Viện kiểm sát để cử Kiểm sát viên tiến hành kiểm sát việc giải quyết tốgiác, tin báo về tội phạm theo quy định.
Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật.
Quá trình tiến hành kiểm sát hoạt động điều tra, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện những hoạt động điều tra, làm rõ những nội dung, tình tiết có liên quan đến vụ án bằng cách gửi các yêu cầu điều tra.
Khi nhận được yêu cầu điều tra, Cơ quan điều tra nghiên cứu và triển khai thực hiện theo yêu cầu của Viện kiểm sát, với những nội dung không thực hiện cần có kiến nghị trả lời bằng văn bản rõ ràng với Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự 1 – Khi thực hiện quyền công tố trong việc khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn: a, Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự; b, Hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ và trái pháp luật; c, Trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử không có căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghị lên Tòa án trên một cấp; d, Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp do Bộ luật này quy định; đ, Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để thực hành quyền công tố trong việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này. 2. Khi kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn: a, Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố, việc khởi tố vụ án có căn cứ và đúng pháp luật; b, Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự; c, Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này. (Điều 161 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015) |
Luật sư LÊ TRỌNG HÙNG