/ Hồ sơ - Tư liệu
/ Kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025): Đảng quang vinh đưa đất nước vươn mình ngang tầm thời đại

Kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025): Đảng quang vinh đưa đất nước vươn mình ngang tầm thời đại

03/02/2025 11:41 |

(LSVN) - 95 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước ta, làm nên những kỳ tích vẻ vang giành độc lập dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đạt nhiều thành tựu trong thời kỳ đổi mới. Mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam tới tầm cao của quốc gia phát triển.

Ngày 03/02/1930, Đảng ta ra đời. Từ khi xuất hiện trên vũ đài chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tỏ rõ là một Đảng Cách mạng chân chính. Đảng Cộng sản Việt Nam đã hội tụ được sức mạnh của dân tộc, được Nhân dân tin yêu.

Đế quốc, phong kiến có bộ máy cai trị, kìm kẹp, bóc lột dân ta tinh vi, xảo quyệt. Đảng mới ra đời tuy còn non trẻ nhưng đã làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, lật đổ chế độ cũ, giành chính quyền về tay Nhân dân. Ngày 02/9/1945, tại Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.

Tháng 9/1945 tại Tòa thị chính ở Pari nước Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố quyết tâm của dân tộc Việt Nam nhất định không bao giờ chịu làm nô lệ một lần nữa. ( Ảnh tư liệu).

Tháng 9/1945 tại Tòa thị chính ở Pari nước Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố quyết tâm của dân tộc Việt Nam nhất định không bao giờ chịu làm nô lệ một lần nữa. ( Ảnh tư liệu).

Đây là một cột mốc thiêng liêng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Bản Tuyên ngôn độc lập khẳng định với thế giới quyền tự do của con người Việt Nam. Từ đây, Việt Nam bước sang một kỷ nguyên mới khát vọng độc lập của người dân đã được thực hiện. Mở ra cho Việt Nam một vị thế mới trên trường quốc tế. Việt Nam không còn là một nước thuộc địa bị áp bức. Thắng lợi của Việt Nam đã tạo nên một làn sóng mạnh mẽ đấu tranh giành độc lập ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ.

Ngày 03/9/1945, Nhật làm cuộc đảo chính, xóa bỏ hoàn toàn bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương. Nhưng chỉ nửa tháng sau, De Gaulle tuyên bố Đông Dương tiếp tục chủ quyền của Pháp. Ngày 23/9/1945, được sự hỗ trợ của quân Anh, thực dân Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lần thứ hai. Rồi chúng mở rộng đánh chiếm Nam Bộ, Trung Bộ, tìm cách đưa quân ra Bắc Bộ.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng tháng 9/1960 đề ra những quyết sách mang ý nghĩa lịch sử trọng đại. (Ảnh tư liệu).

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng tháng 9/1960 đề ra những quyết sách mang ý nghĩa lịch sử trọng đại. (Ảnh tư liệu).

Chính quyển cách mạng Việt Nam mới ra đời còn non trẻ, phải đối phó với muôn vàn khó khăn. Bên trong thiên tai đang đe dọa, nạn đói làm cho gần 2 triệu người bị chết, nền kinh tế bị đình đốn, hàng vạn người thất nghiệp. Nền tài chính quốc gia khánh kiệt, kho bạc trống rỗng. Khi giành chính quyền, tiền mặt ở ngân khố Trung ương còn có 1.250.000 đồng, trong đó 580.000 đồng là tiền rách, không sử dụng được. Ngân hàng Đông Dương còn nằm trong tay tư bản Pháp. Vấn đề tiền tệ trở nên gay go với sự phá hoại của giới tư bản tài chính Pháp, nhất là việc thu hồi giấy bạc 500 đồng. Nền tài chính quốc gia thật sự lâm vào cảnh khốn khó. Đất nước đứng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc “giặc đói”, “giặc dốt” “giặc ngoại xâm” đang đe dọa vận mệnh của dân tộc.

Đảng ta, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khôn khéo đấu tranh với kẻ thù để giữ vững độc lập dân tộc. Chúng ta chủ động đàm phán với Pháp ký Hiệp định sơ bộ ngày 06/3/1946, sau đó ký Tạm ước ngày 14/9/1946. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới nguyên thủ các nước Anh, Mỹ, Liên Xô, các thành viên của Liên hợp quốc nêu rõ thiện chí hòa bình, mong Liên hợp quốc chấp nhận những yêu cầu chính đáng của Việt Nam để duy trì hòa bình. Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh liên tục gửi thư cho Chính phủ, Quốc hội, Thủ tướng Pháp, cử phái viên đến gặp người cầm đầu Pháp ở Đông Dương, cứu vãn hòa bình, tránh chiến tranh đổ máu.

Ngày 15 và 16/12/1946, quân Pháp nổ súng gây hấn nhiều nơi ở Hà Nội. Quân Pháp ra yêu sách đòi chiếm Sở Tài chính, bắt ta phải xóa bỏ hết công sự, chướng ngại ở Hà Nội, không thì chúng chuyển sang hành động. Kẻ thù một lần nữa bắt dân tộc ta làm nô lệ. Trước tình thế đó buộc Đảng ta, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhân dân ta không lựa chọn nào khác cầm vũ khí đứng lên chiến đấu, phát động toàn quốc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc.

Trong 2 ngày 18 và ngày 19/12/1946, tại làng Vạn Phúc, Hà Đông (nay là Hà Nội), Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì quyết định cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Sáng ngày 20/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, được phát đi toàn quốc. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh cả nước nhất tề đứng dậy ai có gươm dùng gươm, ai không có gươm dùng giáo mác quyết chiến với quân thực dân Pháp xâm lược.

9 năm trường kỳ kháng chiến chúng ta đã làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, quân Pháp thất bại nhục nhã. Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954 là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Hiệp định Geneva lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, nhưng đế quốc Mỹ có ý đồ thay Pháp xâm lược miền Nam. Tháng 7/1954, tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 Đảng ta xác định: “Kẻ thù trực tiếp của nhân dân Đông Dương là đế quốc Mỹ”. Từ đó ta khẩn trương củng cố lực lượng. Sau khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng (tháng 01/1959) lực lượng 3 thứ quân, hệ thống chỉ huy quân sự các cấp ở miền Nam từng bước hình thành. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. Các căn cứ địa cách mạng tại chỗ được phục hồi. Đường dây 559 dọc Trường Sơn, đường biển 759 được hình thành, đây là 2 con đường huyết mạch miền Bắc chi viện sức người, sức của, vũ khí trang bị cho miền Nam.

Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 (tháng 3/1955), nhiệm vụ của 2 miền được xác định rõ: “MIền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với toàn bộ sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp trong việc đánh đổ ách thống trị cuả đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai để giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”.

Đảng ta đã lãnh đạo quân và dân lần lượt đánh thắng các cuộc chiến tranh của kẻ thù như: “Chiến tranh đặc biệt”; “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam; “Chiến tranh phá hoại” ở miền Bắc; “Điện Biên Phủ trên không”.

Tháng 7/1974, trước tình hình mới Đảng ta chỉ đạo Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam. Cuối năm 1974 đầu năm 1975, Đảng ta nhận định thời cơ giải phóng miền Nam đã đến. Ngày 04/3/1975, cuộc tổng tấn công nổi dậy của quân và dân ta bắt đầu. Quân ta giải phóng Tây Nguyên, giải phóng Trị Thiên - Huế, Đà Nẵng. Trưa ngày 30/4/1975, quân giải phóng bắt toàn bộ nội các chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Tổng thống Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng vô điều kiện quân giải phóng. Miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất.

Ngày 30/4/1975, thêm một mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc Việt Nam. Thể hiện lãnh đạo tài tình của Đảng ta, người cầm lãi vĩ đại là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là kết quả đoàn kết, nhất trí chung sức đồng lòng của người dân Việt Nam. Chiến thắng 30/4 kết thúc 30 năm giải phóng dân tộc, hơn 1 thế kỷ đô hộ của chủ nghĩa đế quốc. Thắng lợi mở ra cho dân tộc ta một giai đoạn lịch sử mới, đưa đất nước vươn lên tầm vóc mới.

Tháng 12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam với việc quyết định tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kịnh tế - xã hội. Đường lối đổi mới cuả Đảng đầu tiên là đổi mới về tư duy nhận thức và tư tưởng, lý luận. Đảng ta nhấn mạnh muốn đổi mới tư duy cần nắm vững Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công cuộc đổi mới. Nhờ thực hiện công cuộc đổi mới đúng đắn mà kinh tế - xã hội phát triển, chính trị ổn định, chế độ giữ vững, đất nước vững bước trên con đường tiến lên CNXH.

Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII vào tháng 6/1991 đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Đảng ta khẳng định: “Lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản”.

Năm 2001, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX tiếp tục khẳng định: “Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng Chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Trong các kỳ Đại hội tiếp theo Đảng ta vẫn nhấn mạnh và khằng định Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động.

Năm 2021, Đại hôi lần thứ XIII của Đảng ta chỉ rõ: “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tường Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định đường lối đổi mới của Đảng, kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng, để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thống nhất khẳng định Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới vươn mình của dân tộc. (Ảnh TTXVN).

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thống nhất khẳng định Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới vươn mình của dân tộc. (Ảnh TTXVN).

Trải qua gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới và 33 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đến nay đất nước ta thu được những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng. Đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn sản xuất với thị trường. Thực hiện có kết quả chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, phát huy ngày càng tốt hơn tiềm năng của các thành phần kinh tế. Thế chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần dần được hình thành, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đời sống của đại bộ phận người dân được cải thiện rõ rệt.   

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 10, khóa XIII từ ngày 18/9 đến ngày 20/9/2024 thống nhất khẳng định Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xây dựng đất nước ta thành công xã hội chủ nghĩa, công bằng, dân chủ, văn minh. Mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, xã hội chủ nghĩa, sánh vai với các nước trên thế giới. Ưu tiên hàng đầu của kỷ nguyên mới thực hiện mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành một nước phát triển, công nghiệp hiện đại, thu nhập bình quân cao, đến năm 2045 trở thành nước XHCN phát triển, có thu nhập cao, khơi dậy mạnh mẽ hào khí dân tộc, tinh thần tự chủ, khát vọng phát triển đất nước. Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội lần thứ XIV của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của  dân tộc là cải cách phương thức lãnh đạo của Đảng. Yêu cầu đổi mới mạnh mẽ, nâng cao năng lực lãnh đạo, đảm bảo Đảng là người cầm lái vĩ đại đưa đất nước phát triển mạnh mẽ. Thực hiện nghiêm phương thức lãnh đạo, Đảng cầm quyền, nhưng không bao biện, làm thay hoặc buông lỏng lãnh đạo, tinh gọn bộ máy, tổ chức cơ quan của Đảng, thực sự là hạt nhân trí tuệ bộ “tổng tham mưu” đội tiên phong lãnh đạo cơ quan nhà nước. Tăng cường tính Đảng trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đây là một nhiệm vụ hết sức cấp thiết. Công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động có  hiệu quả, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian còn bất cập, một số bộ phận còn cồng kềnh, chồng lấn giữa lập pháp và hành pháp chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác tinh giảm biên chế, gắn với vị trí việc làm, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức chưa triệt để. Đây là những nguyên nhân làm cản trở phát triển.

Chuyển đổi số không chỉ đơn thuần ứng dụng công nghệ vào các hoạt động kinh tế xã hội, mà xác lập một phương thức sản xuất tiên tiến hiện đại “phương thức sản xuất số”, đặc trưng là lực lượng sản xuất kết hợp hài hòa giữa con người và trí tuệ nhân tạo. Dự liệu trở thành tài nguyên, trở thành tư liệu sản xuất quan trọng, đồng thời quan hệ sản xuất có những biến đổi sâu sắc, đặc biệt là hình thức sở hữu và phân phối tư liệu sản  xuất số.

Chống lãng phí, bởi lãng phí rất tai hại, có khi còn tai hại hơn tham ô, lãng phí diễn ra khả phổ biến, dưới nhiều hình thức, đang gây nhiều hệ lũy nghiêm trọng. Một số lãng phí nổi lên hiện nay là: lãng phí thời gian, lãng phí nguồn lực, lãng phí tài nguyên thiên nhiên, lãng phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lãng phí do hệ thống tiêu chuẩn, định mức chưa phù hợp thực tế, nhưng chậm đổi mới, bổ  sung.

Cán bộ và công tác cán bộ rất quan trọng, quyết định mọi công việc, là cái gốc của mọi công việc, nhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng. Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đang đặt ra hết sức cấp thiết. Xây dựng đội ngũ cán bộ trong giai đoạn mới, là đổi mới mạnh mẽ trong công tác tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đánh giá cán bộ đúng thực chất, vì việc tìm người, trên cơ sở sản phẩm cụ thể đo đếm được. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nhất là đối với yêu cầu chuyển đổi số. Xây dựng chế độ khuyến khích, bảo vệ cán bộ có tư duy đổi mới, giám nghĩ, giám làm, giám đột phá, giám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung trên cơ sở phân định rõ người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung. Sàng lọc đưa ra khỏi vị trí công tác đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực. Đào tạo bồi dưỡng những người tham gia cấp ủy, thường vụ, chiến tính chiến đấu cao, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đổi mới sáng tạo vì sự nghiệp chung, thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng.

Về kinh tế có sự tăng trưởng liên tục từ khi thực hiện Cương lĩnh của Đảng, đưa Việt Nam từ một nước thu nhập thấp trở thành nước thu nhập trung bình.

Song nguy cơ tụt hậu về kinh tế vẫn còn hiện hữu. Nguy cơ kinh tế Việt Nam khó tiệm cận với các nước phát triển. Như năng suất lao động của Việt Nam giảm dần, thấp hơn nhiều nước trong khu vực, chất lượng tăng trưởng có xu hướng giảm. Thời kỳ “dân số vàng” sắp kết thúc (2027-2037) giá nhân công tăng, lợi thế cạnh tranh không còn, FDI dịch chuyển sang nước khác ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế chưa phát huy hiệu quả, lãng phí trong sử dụng đất đai, phát triển hạ tầng giao thông hiệu quả chưa cao. Ứng dụng khoa học- công nghệ chưa có kết quả rõ nét, thiếu lao động đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế mũi họn. Tác động tiêu cực các yếu tố bên ngoài làm gia tăng nguy cơ tụt hậu kinh tế nước ta.

Do đó chúng ta cần đột phá mạnh mẽ hơn về thế chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cán lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, thu hút nguồn lực bên ngoài và bên trong, phát triển khoa học - công nghệ đồng bộ, tập trung phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội đất nước, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân. Tập trung xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, tạo nền tảng xây dựng xã hội, xã hội chủ nghĩa mà Cương lĩnh của Đảng đã xác định: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý, Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Mọi người dân Việt Nam vô cùng tự hào 95 năm qua Đảng Cộng sản quang vinh đưa đất nước ta vươn mình ngang tầm với thời đại. Đảng đã biến những điều tưởng như không thể trở thành có thể. Làm cho thế giới khâm phục Việt Nam một dân tộc anh hùng, tiên phong chống thực dân, đế quốc giải phóng dân tộc, thực hiện công cuộc đổi mới thành công, đưa đất nước nhiều bước tiến vượt bậc. Nay một kỷ nguyên mới đang mở ra, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, tầm cao quốc gia phát triển, trên con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

HẢI HƯNG