Toàn cảnh buổi làm việc.
Tham dự buổi gặp mặt, về phía Liên đoàn Luật sư Việt Nam có Luật sư, Tiến sĩ Đỗ Ngọc Thịnh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Luật sư Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Luật sư Trần Tuấn Phong, Chủ nhiệm Ủy ban Quan hệ quốc tế, Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Luật sư Nguyễn Thị Mai, Tổng Thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Luật sư Nguyễn Xuân Anh, Chánh Văn phòng Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Về phía Đoàn công tác có Giáo sư David B.Wilkins, Giám đốc Khoa Trung tâm Nghề nghiệp pháp lý tại Trường Luật Harvard; Giáo sư Lee Pey Woan, Hiệu trưởng Trường Luật Yong Pung How, Đại học Quản lý Singapore (SMU); ông Jerrold Soh, Trợ lý Giáo sư Luật, Phó Giám đốc Trung tâm Luật tính toán, Đại học Quản lý Singapore; ông Adrian John NEO, Trưởng phòng Truyền thông và Tiếp cận cộng đồng, kiêm phụ trách Công tác Cựu sinh viên của Đại học Quản lý Singapore.
Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh và Giáo sư David B.Wilkins chủ trì buổi làm việc.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam bày tỏ niềm vinh dự được chào mừng Giáo sư David B.Wilkins cùng Đoàn công tác của Đại học Quản lý Singapore sang Việt Nam thăm và làm việc với Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh nhắc lại kỷ niệm trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ vào tháng 9 năm 2016 và có cơ hội được gặp gỡ Giáo sư David B.Wilkins trong buổi tới thăm Trường Luật Harvard. Đoàn công tác của Liên đoàn Luật sư Việt Nam rất ấn tượng khi được Giáo sư chia sẻ về kinh nghiệm phát triển nghề luật sư trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại buổi làm việc.
Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh cho biết thêm, Liên đoàn Luật sư Việt Nam được thành lập vào năm 2009. Sau hơn 15 năm hình thành và phát triển, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã từng bước phát triển, trở thành ngôi nhà chung của đội ngũ luật sư. Đội ngũ luật sư Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, góp phần tích cực bảo vệ công lý, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, doanh nghiệp và cộng đồng. Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng đã tham gia đóng góp tích cực vào công tác xây dựng chính sách pháp luật của nhà nước, phát huy vai trò của Luật sư trong công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác quốc tế với gần 10 Hiệp hội luật sư trên thế giới. Bên cạnh đó, Liên đoàn là thành viên của Hiệp hội Luật sư quốc tế (IBA), Hiệp hội Luật Châu Á Thái Bình Dương (LAWASIA), Hiệp hội Luật sư ASEAN.
Trao đổi nội dung buổi làm việc, Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh nhận định, những chia sẻ của Giáo sư David B.Wilkins về chuyên đề toàn cầu hóa, nghề luật sư và các nền kinh tế mới nổi: Những nhận thức sâu sắc đúc kết từ quá trình nghiên cứu về sự phát triển của nghề luật sư ở các cường quốc mới nổi và tác động đối với Việt Nam là những nội dung mới và rất cần thiết cho đội ngũ luật sư Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa.
Trước sự chào đón nồng hậu của Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Giáo sư Giáo sư David B.Wilkins bày tỏ niềm vui mừng khi được gặp gỡ và làm việc với Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Giáo sư David B.Wilkins cho biết, trong giai đoạn hiện nay, Luật sư cần có những sự thay đổi cung cấp dịch vụ pháp lý thông qua chuyển đổi số. Bên cạnh đó nâng cao chất lượng đào tạo nghề luật sư bằng cách thiết lập chặt chẽ vấn đề đào tạo và đầu ra, đào tạo Luật sư có chuyên môn, đạo đức, xây dựng đội ngũ luật sư thành công và bình đẳng. Bên cạnh đó, với sự xuất hiện của công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) có tên Chat GPT - công cụ, kho kiếm được mệnh danh là thông minh nhất thế giới đã và đang phần nào đó làm ảnh hướng đến nghề luật sư.
Trả lời câu hỏi của Luật sư Đoàn Hồng Sơn, Công ty luật IPMax liên quan đến việc toàn cầu hóa nghề luật sư trong thời đại công nghệ số khách hàng có nhiều sự lựa chọn mô hình Luật sư nào cho phù hợp, Giáo sư David B.Wilkins cho rằng Luật sư cần hoạt động theo mạng lưới, không hoạt động đơn lẻ, tăng cường chất lượng luật sư, tập huấn sử dụng công nghệ, thay đổi tư duy trong thời đại công nghệ số.
Luật sư Đoàn Hồng Sơn, Công ty luật IP Max trao đổi tại buổi làm việc.
Luật sư Lê Nết, Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ luật sư Việt Nam trao đổi tại buổi làm việc.
Cũng liên quan đến vấn đề trên, Luật sư Lê Nết, Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ luật sư Việt Nam đã đặt ra câu hỏi về những tác động của công nghệ đến nghề luật sư và Luật sư cần làm gì trước tình hình đó, Giáo sư David B.Wilkins cho rằng cần động viện giới trẻ ra nhập thị trường, cập nhật công nghệ để không bị mất việc, cần thay đổi tư duy, phát triển Luật sư, đào tạo nghề luật sư, đội ngũ luật sư đầy biến động sử dụng công nghệ cao.
Ngoài ra, ông Jerrold Soh, Trợ lý Giáo sư Luật, Phó Giám đốc Trung tâm Luật tính toán, Đại học Quản lý Singapore đã thuyết trình về việc sử dụng các thuật toán liên quan đến pháp luật và sử dụng mô hình ngôn ngữ (AI) trong bài bào chữa của mình.
Ông Jerrold Soh, Trợ lý Giáo sư Luật, Phó Giám đốc Trung tâm Luật tính toán, Đại học Quản lý Singapore chia sẻ tại buổi làm việc.
Phát biểu tổng kết buổi làm việc, thay mặt Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh gửi lời cảm ơn đến Đoàn công tác đã có buổi làm việc với những chuyên đề rất mới và cần thiết. Thời gian tới, nếu Giáo sư David B.Wilkins nghiên cứu, viết sách về nghề luật sư ở Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẽ cộng tác, hỗ trợ hết sức... Đồng thời, Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh cũng gửi lời cảm ơn Giáo sư Lee Pey Woan đã làm cầu nối, đây cũng là cột mốc quan hệ giữa Trường Luật Yong Pung How, Đại học Quản lý Singapore và Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm.
SỸ THÀNH – NGUYỄN SƠN