Ảnh minh hoạ.
Quan điểm về mại dâm và môi giới mại dâm
Quan điểm quốc tế về mại dâm và môi giới mại dâm không đồng nhất và có sự khác biệt, đa dạng và phong phú. Mại dâm là hoạt độngcung cấp dịch vụ tình dục theo thỏa thuận giữa người mua dâm (khách hàng) và người bán dâm. Nó có thể bao gồm các hoạt động tình dục như quan hệ tình dục, hôn, vuốt ve, hay các dịch vụ tình dục khác. Tuy nhiên, khái niệm này được ápdụng trong sự phát triển của xã hội đã thực sự bộc lộ nhiều hạn chế, khi các hoạt động mại dâm đã diễn ra phức tạp hơn như mại dâm đồng tính nam, nữ, hay việc sử dụng đồ chơi tình dục (sex toy) cũng ngày càng trở nên phổ biển và khó kiểmsoát.
Mại dâm có thể diễn ra trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, từ các nhà nghỉ, quán bar, nhà riêng cho đến các khu vực công cộng. Như vậy, có thể hiểu, mại dâm gồm hai mặt là bán dâm và mua dâm và được nhận diện qua hai đặc điểm: có hành vi giao cấu, hành vi giao cấu đó phát sinh trên cơ sở có sự trao đổi (trả hoặc hứa trả) về tiền hoặc lợi ích vật chất khác; mại dâm phải là hành động trao đổi tình dục ngoài hôn nhân.
Môi giới mại dâm là hoạt động của một cá nhân hoặc tổ chức trung gian, được gọi là môi giới, nhằm tạo ra sự gặp gỡ và giao dịch giữa người môi giới và các bên tham gia trong hoạt động mại dâm. Môi giới mại dâm có thể là người đàn ông, phụ nữ hoặc tổ chức, vai trò của họ là kết nối khách hàng (người mua dâm) với người bán dâm. Môi giới mại dâm thường thực hiện các nhiệm vụ như tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm người bán dâm, điều phối cuộc hẹn và cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các bên tham gia. Môi giới mại dâm có thể hoạt động trong các hình thức khác nhau, từ môi giới cá nhân nhỏ lẻ đến các tổ chức lớn với quy mô quốc tế.
Trên thế giới, hiện tồn tại một số quan điểm khác nhau về môi giới mại dâm như sau:
Quan điểm ủng hộ: Quan điểm về quyền tự do cá nhân. Những người theo quan điểm này cho rằng môi giới mại dâm là hoạt động của những người trưởng thành và có ý thức tự do tham gia. Theo quan điểm này, người đã thành niên có quyền tự quyết định về cơ thể và tình dục của mình; môi giới mại dâm như một dịch vụ cung cấp cơ hội kinh doanh hợp pháp cho các cá nhân tự do về tình dục hoặc trong ngành công nghiệp mại dâm. Điển hình cho trường phái này là một số quốc gia như Hà Lan, Đức, Thái Lan, New Zealand… và chính phủ bang Nevada ở Mỹ đã hợp pháp hóa mại dâm và áp dụng hệthống quản lý để kiểm soát hoạt động này. Quan điểm này cho rằng việc hợp pháp hóa mại dâm và môi giới mại dâm có thể giảm thiểu các tác động tiêu cực, bảo vệ người bán dâm và cung cấp quyền lợi lao động.
Quan điểm về bảo vệ và quyền lợi lao động: Theo quan điểm này, việc hợp pháp hóa và quản lý môi giới mại dâm có thể mang lại sự bảo vệ và quyền lợi lao động cho người bán dâm. Điều này bao gồm việc bảo đảm an toàn, tránh bị bạo lực hoặc tàn phá tình dục, quyền truy cập vào dịch vụ y tế và quyền được điều chỉnh như bất kỳ ngành nghề nào khác.
Quan điểm phản đối: Cho rằng mại dâm và môi giới mại dâm thường liên quan đến áp lực, cưỡng bức và bạo lực. Họ cho rằng nhiều người bán dâm bị ép buộc hoặc rơi vào tình trạng bất lợi, việc môi giới mại dâm chỉ làm gia tăng tình trạng bạo lực và bất bình đẳng đối với phụ nữ. Một quan điểm khác cũng cho rằng môi giới mại dâm thường đi kèm với việc buôn bán và khai thác người, đặc biệt là trong các quốc gia nghèo và các nhóm cận nghèo. Họ cho rằng môi giới mại dâm đầy bất công và không thể chấp nhận được trong một xã hội công bằng và bình đẳng.
Quan điểm cấm hoàn toàn: Một số quốc gia như Thụy Điển, Canada, Việt Nam và Pháp đã áp dụng chính sách cấm hoàn toàn môi giới mại dâm. Quan điểm này cho rằng môi giới mại dâm là một hình thức bạo lực và khai thác phụ nữ, vi phạm thuần phong mỹ tục và cần loại bỏ hoàn toàn hoạt động này ra khỏi đời sống xã hội. Tuy nhiên, phần lớn các nước không xem xét đến hành vi của người bán dâm và thường không bị trừng phạt.
Quan điểm trung lập: Một số quốc gia đưa ra đường lối chính sách về quản lý và kiểm soát, cho rằng việc quản lý và kiểm soát môi giới mại dâm có thể là cách tiếp cận hợp lý, cần thiết lập các quy định và chính sách có thể giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực và bảo vệngười bán dâm, trong khi vẫn bảo đảm sự an toàn và sức khỏe cho cả người mua dâm và cộng đồng.
Quan điểm chưa phân định: Trong đó có quan điểm của pháp luật phân biệt, một số quốc gia như Thụy Sĩ, Úc và Bỉ đã áp dụng pháp luật phân biệt, tức là người bán dâm không bị trừng phạt, nhưng hoạt động môi giới mại dâm vẫn bị cấm. Quan điểm này nhấn mạnh quyền tự do cá nhân và tập trung vào bảo vệ người bán dâm, đồng thời giữ vai trò hạn chế hoạt động của môi giới. Thậm chí, một số quốc gia và tổ chức quốc tế vẫn đang thảo luận và chưa có quyết định chính thức về vấn đề này. Có sự tranh cãi và thảo luận liên quan đến tác động của mại dâm và môi giới mại dâm đối với quyền con người, tình dục và bạo lực đối
Quan điểm về môi giới mại dâm có tính chất phức tạp và thường phụ thuộc vào các giá trị, quan điểm xã hội và pháp luật của từng quốc gia. Việc thảo luận và đàm phán về môi giới mại dâm là một vấn đề nhạy cảm và phức tạp. Điều quan trọng là lắng nghe và tôn trọng các quan điểm khác nhau và cân nhắc các yếu tố văn hóa, xã hội, đạo đức và địa lý khi đánh giá vấn đề này.
Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hành vi môi giới mại dâm
Pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành xử lý hành vi môi giới mại dâm theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Hình sự năm 2015 - tội môi giới mại dâm. So với quy định tại Điều 255 Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội phạm này, trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội danh quy định tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật Hình sự năm 2015, nhà làm luật đã bổ sung thêm các thuật ngữ pháp lý để làm rõ hơn hành vi khách quan của tội môi giới mại dâm: “... làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm” thay vì chỉ quy định “... dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm”. Mức độphạm tội được giảm xuống, đồng thời mức độ hình phạt cũng giảm xuống. Khung hình phạt cơ bản tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật Hình sự năm 2015 hiện đã được giảm xuống còn từ 06 tháng đến 03 năm (thay vì từ 06 tháng đến 05 năm), điều này đồng nghĩa với việc theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, tội môi giới mại dâm thuộc khung cơ bản đã chuyển thành tội ít nghiêm trọng.
Theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Phòng chống mại dâm thì hành vi môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm. Hành vi môi giới mại dâm được thể hiện bằng các hành vi:
Làm trung gian dụ dỗ để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm. Tức là có hành vi dụ dỗ người mại dâm (gồm cả người mua dâm và người bán dâm) bằng lời nói hoặc các thủ đoạn khác (gợi ý, đưa ra các điều kiện về kinh tế, kích thích sự ham muốn...) để rủ rê, lôi kéo, kích động đến người khác để họ đồng ý thực hiện hành vi mua dâm hoặc bán dâm.
Làm trung gian dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm. Được hiểu là hành vi làm người trung gian tạo điều kiện tiếp xúc, gặp gỡ giữa người mua dâm và người bán dâm như làm trung gian giao dịch trong việc mua bán dâm (thỏa thuận giá cả và các điều kiện khác như: thời gian, địa điểm để đưa đón, bố trí cho người mua, bán dâm gặp nhau) hoặc dắt mối cho người bán dâm hoặc mua dâm; tổ chức để người mua dâm và người bán dâm gặp nhau; đứng ra thu tiền mua dâm và phân chia tiền bán dâm…(1)
Người môi giới chỉ cần thực hiện một trong hai hành vi “dụ dỗ” hoặc “dẫn dắt” là đã thỏa mãn dấu hiệu hành vi của tội môi giới mại dâm chứ không bắt buộc người đóphải thực hiện cả hai hành vi trên, và thường gắn liền với việc thu lợi bất chính từ việc môi giới đó. Tuy nhiên, chỉ cần có hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm thì đã cấu thành tội môi giới mại dâm mà không cần đến yếu tố người môi giới có thu lợi gì từ hành vi môi giới đó hay không. Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện những hành vi nêu trên.
Một số hành vi khác được mô tả ở mặt khách quan của tội phạm(2).
Thực tiễn trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm cho thấy, hành vi môi giới mại dâm được thực hiện rất đa dạng, trực tiếp hoặc thông qua trung gian để dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm, bọn tội phạm còn sử dụng các thủ đoạn tinh vi như dùng điện thoại di động, nhắn tin qua mạng xã hội… để tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng; người có hành vi môi giới mại dâm cũng có thể đồng thời đứng ra tổ chức, chứa chấp mại dâm, nhưng cũng có thể chỉ làm công việc môi giới dẫn dắt cho người mua dâm, bán dâm gặp gỡ thỏa thuận, tùy từng trường hợp cụ thể họ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo nguyên tắc phạm nhiều tội.
Trước hết, cần xác định người phạm tội môi giới mại dâm phải là người làm trung gian cho người mua dâm và người bán dâm, nhưng không nhất thiết phải biết cụ thể người bán dâm cho người nào hoặc người mua dâm với ai.
Ví dụ: Nguyễn Văn L làm nghề xe ôm, L biết Vũ Thị C là gái bán dâm, L đã nhiều lần chở C đến khách sạn hoặc nhà nghỉ để C bán dâm cho khách. L chỉ biết chở C đến khách sạn, nhà nghỉ là để C bán dâm còn bán dâm cho ai thì L không biết cụ thể. Hành vi của L vẫn là hành vi môi giới mại dâm.
Khi xác định hành vi môi giới mại dâm cần phân biệt với hành vi của người đồng phạm trong vụán chứa mại dâm có tổ chức; nếu tách riêng hành vi của người đồng phạm thì chỉ có thể xác định là hành vi môi giới mại dâm nhưng hành vi này là hành vi giúp sức cho việc chứa mại dâm.
Trường hợp một hoặc một số người (thường là những người đã có nhiều tiền án, tiền sự) “chăn dắt” một số gái mại dâm để chuyên cung cấp cho các khách sạn, nhà nghỉ khi có yêu cầu thì cần phân biệt: nếu có sự bàn bạc, thỏa thuận từ trước, thành đường dây “gái gọi” thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa mại dâm với vai trò đồng phạm; nếu không có sự bàn bạc, thỏa thuận từ trước thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội môi giới mại dâm với các tình tiết định khung là: có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, phạm tội nhiều lần, đối với nhiều người hoặc tái phạm nguy hiểm.
Cũng tương tự như đối với tội chứa mại dâm, chủ thể của tội môi giới mại dâm không phải là chủ thể đặc biệt, tức là bất cứ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định khi thực hiện tội phạm môi giới mại dâm từ đủ 14 hoặc 16 tuổi trở lên (tùy từng khung hình phạt). Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 của điều luật, người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.
Người phạm tội môi giới mại dâm thực hiện hành vi của mình là do cố ý, tức là người phạm tội biết rõ việc dụ dỗ, dẫn dắt người mua dâm hoặc người bán dâm để họ thực hiện việc mua dâm, bán dâm. Trong tội môi giới mại dâm, chủ thể có ý thức lựa chọn xử sự gây thiệt hại cho xã hội trong khi có đủ điều kiện không thực hiện hành vi đó. Người môi giới mại dâm nhậnthức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị luật hình sự cấm, nhận thức rõ tính chất xâm phạm đến trật tự công cộng nhưng vẫn tìm mọi cách thực hiện.
Động cơ của người phạm tội môi giới mại dâm chủ yếu là do tư lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác; động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên, việc xác định động cơ của người phạm tội cũng rất quan trọng, có ý nghĩa đến việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội, động cơ càng xấu mức hình phạt sẽ càng nặng và người lại. Mặt khác, tội môi giới mại dâm được xây dựng dưới dạng cấu thành tội phạm hình thức - hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành cơ bản của tội phạm này.
Hình phạt đối với tội môi giới mại dâm có thể khác nhau tùy theo quy định của từng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ(3). Đối với tội môi giới mại dâm được quy định tại Điều 328 Bộ luật Hình sự năm 2015, khung hình phạt cơ bản quy định tại khoản 1 (phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm); khung hình phạt tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 (phạt tù từ 03 năm đến 07 năm); khung hình phạt tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 3 (phạt tù từ 07 năm đến 15 năm); hình phạt bổ sung quy định tại khoản 4 (người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng).
Trong cấu thành tội phạm tăng nặng quy định tại khoản 2 của điều luật, nhà làm luật đã giảm mức hình phạt tù tối đa đối với người phạm tội từ 10 năm xuống còn 07 năm, chuyển thành tội nghiêm trọng, có lợi cho người phạm tội hơn so với khoản 2 Điều 255 Bộ luật Hình sự năm 1999 là tội rất nghiêm trọng. Thay đổi một số cách diễn đạt như: phạm tội “đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi”, “phạm tội nhiều lần”, “đối với nhiều người” đượcsửa lại thành trường hợp phạm tội “đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi”, “phạm tội 02 lần trở lên”, “đối với 02 người trở lên”. Bỏ tình tiết định khung tăng nặng “gây hậu quả nghiêm trọng khác” và bổ sung tình tiết “thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng”(4).
Trong cấu thành tội phạm tăng nặng quy định tại khoản 3 của điều luật, nhà làm luật đã bỏ tình tiết tăng nặng “gây hậu quả rất nghiêm trọng” và bổ sung tình tiết “thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên”. Việc bổ sung tình tiết tăng nặng định khung “thu lợi bất chính” với số tiền thu lợi được quy định cụ thể là phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng để các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng dễ áp dụng nhằm xử lý người phạm tội tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà người đó đã thực hiện.
Những bất cập của quy định hiện hành về tội môi giới mại dâm
Thứ nhất, khoản 1 Điều 328 Bộ luật Hình sự năm 2015, theo chúng tôi, nên thay dấu phẩy bằng liên từ “hoặc”- “dụ dỗ hoặc dẫn dắt” như quy định tại khoản 1 Điều 255 Bộ luật Hình sự năm 1999 để phù hợp với thực tiễn cũng như việc xử lý hành vi môi giới mại dâm từ trước đến nay, nghĩa là người môi giới chỉ cần thực hiện một trong hai hành vi “dụ dỗ” hoặc “dẫn dắt” là đã thỏa mãn dấu hiệu hành vi của tội môi giới mại dâm chứ không bắt buộc người đó phải thực hiện cả hai hành vi “dụ dỗ” và “dẫn dắt”.
Thứ hai, tình tiết phạm tội “đối với 02 người trở lên” quy định tại điểm đ khoản 2 của điều luật là tình tiết tăng năng định khung cần được hiểu thế nào cho đúng để vận dụng trong thực tiễn.
Theo đó, “02 người trở lên” được hiểu bao gồm cả người mua dâm và người bán dâm hay chỉ là người bán dâm vì hành vi mại dâm theo nghĩa của từ “mại dâm” trong Từ điển tiếng Việt là hành vi bán dâm, còn từ “mãi dâm” trong Từ điển tiếng Việt là hành vi mua dâm. Như vậy tội “môi giới mại dâm” là tội môi giới hành vi bán dâm. Cách hiểu này phù hợp với hướng dẫn tại Thông báo số 64/TANDTC-PC ngày 19/4/2019 về kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc về hình sự, dân sự và tố tụng hành chính. Tình tiết “đối với 02 người trở lên” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 328 của Bộ luật Hình sự năm 2015 được hiểu là đối với 02 người bán dâm.
Chúng tôi cho rằng, tình tiết định khung tăng nặng “đối với 02 người trở lên” được hiểu bao gồm cả người mua dâm và người bán dâm, cách hiểu này phù hợp với quy định của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003: mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm, môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm, người bán dâm có thể là nữ hoặc nam, nhiều người bán dâm cho một người hoặc nhiều người mua dâm với một người... nhưng người nào môi giới cho 02 người bán dâm hoặc cho 02 người mua dâm để họ thực hiện việc mua dâm, bán dâm với người thứ ba thì phạm vào điểm đ khoản 2 Điều 328 Bộ luật Hình sự năm 2015. Nếu chỉ môi giới cho 01 người mua dâm và 01 người bán dâm để họ thực hiện việc mua bán dâm với nhau thì phạm vào khoản 1 Điều 328 Bộ luật Hình sự năm 2015 (vì bản chất của hành vi môi giới mại dâm là hành vi làm trung gian, môi giới cho người mua dâm và người bán dâm để họ thực hiện việc mua, bán dâm). Do vậy, quy định tại các điểm a, đ khoản 2 tội môi giới mạidâm phải được hiểu là người mua dâm và người bán dâm. Có như vậy mới bảo đảm phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
Ngược lại, theo cách hiểu thứ hai là môi giới mại dâm đối với 02 người trở lên quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 328 phải hiểu là môi giới cho 02 người bán dâm trở lên. Điểm a khoản 2 Điều 328 (đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi) phải hiểu là quy định độ tuổi của người bán dâm. Tuy nhiên, ở cách hiểu này sẽ dẫn đến trường hợp rất bất cập.
Ví dụ: H là người có hành vi môi giới cho M bán dâm cho X và Y thì H sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm đ khoản 2 Điều 328, còn Z có hành vi chứa chấp việc mua, bán dâm của 4 người gồm M, K, X, Y thì Z chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 327 (vì chỉ có 02 người bán dâm là M và K). Rõ ràng vẫn cùng là những người mua dâm, bán dâm này, hành vi của Z so với H nguy hiểm hơn cho xã hội nhưng mức hình phạt của Z chỉ từ01 năm đến 05 năm (khoản 1 Điều 327 Bộ luật Hình sự) còn mức hình phạt của H lại từ 03 năm đến 07 năm (khoản 2 Điều 328 Bộ luật Hình sự)(5). Việc giải quyết theo quan điểm này trong cùng một vụ án tạo ra sựmâu thuẫn và rất bất hợp lý.
Thứ ba, theo cấu thành tội môi giới mại dâm quy định tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì hành vi khách quan của tội này là trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc môi giới mại dâm diễn ra rất đa dạng, dưới nhiều hình thức khác nhau, bằng nhiều hành vi khác nhau. Nếu chỉ giới hạn ở hai hành vi dụ dỗ người mại dâm và dẫn dắt người mại dâm thì quá hẹp, không bao quát được hết các hành vi khác có liên quan đến việc làm trung gian, môi giới giữa người mua dâm và người bán dâm và do đó, không đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tệ nạn mại dâm hiện nay.
Ngoài ra, theo hướng dẫn tại điểm 1 mục II Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS: “Người chủ hoặc người quản lý khách sạn, nhà trọ… phải chịu trách nhiệm hình sự về “tội chứa mại dâm” nếu họ gọi gái mại dâm đến cho khách và để khách mua bán dâm ngay tại khách sạn, nhà trọ… thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của mình”. Theo hướng dẫn này thì dường như hành vi “gọi gái mại dâm đến cho khách” được coi là hành vi “chứa mại dâm” chứ không phải là hành vi “dẫn dắt người mại dâm”. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc phân biệt tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm.
Bên cạnh đó, một số hành vi vi phạm pháp luật về mại dâm chưa được quy định tại Bộ luật Hình sự. Thực tiễn cho thấy, hành vi mua bán dâm thường được tổ chức trong đường dây, có người đứng ra tổ chức, chỉ huy, điều hành mạng lưới hoạt động mại dâm,thông qua hoạt động mại dâm trá hình để kiếm lời; có người chỉ huy, phân công, điều hành từng khâu, từng công đoạn trong hoạt động mại dâm và cũng có những người trực tiếp thực hiện các công đoạn cụ thể trong các công đoạn đó, như: chuẩn bị địa điểm (thuê địa điểm, mượn địa điểm, sử dụng địa điểm không thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc đang do mình quản lý để làm nơi tiến hành việc mua bán dâm); tìm kiếm, dẫn dắt người mua dâm, người bán dâm, bảo kê, bảo vệc cho hoạt động mại dâm…(6) Đây là hoạt động hết sức nguy hiểm cho xã hội, gây khó khăn cho việc điều tra, phát hiện và xử lý mại dâm cần phải bị xử lý nghiêm bằng biện pháp hình sự. Thực tiễn đấu tranh nhóm tội về môi giới mại dâm và tội phạm liên quan cho thấy còn thiếu một số tình tiết tăng nặng, như “lợi dụng hoạt động kinh doanh dịch vụ để môigiới mại dâm”.
Theo Điều 8 Luật An ninh mạng, việc sử dụng mạng internet, mạng xã hội và các dịch vụ công nghệ thông tin khác để tiến hành môi giới mại dâm, tạo điều kiện cho hoạt động mại dâm, quảng cáo, truyền bá, tuyên truyền về mại dâm, hoặc vi phạm đạo đức xã hội được coi là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý hình sự. Tuy nhiên, người phạm tội có xu hướng lợi dụng mạng xã hội ngày có chiều hướng gia tăng để thực hiện hành vi môi giới.
Trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi môi giới mại dâm dẫn đến việc truyền bệnh cho người khác. Cụ thể, người thực hiện hành vi môi giới mại dâm biết rõ người mua - bán dâm bị nhiễm bệnh như lậu, giang mai, HIV- AIDS... nhưng vẫn thực hiện hành vi môi giới cho họ thực hiện hành vi mua bán dâm, dẫn đến việc làm lây truyền các loại bệnh dịch xãhội, gây tổn hại nặng cho sức khỏe của người mua - bán dâm...
Một số vấn đề đặt ra
Về chính sách pháp luật
Cần tăng cường phổ biến, tuyên truyền pháp luật về phòng, chống mại dâm và môi giới mại dâm. Thực tiễn cho thấy, thông qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các đại án gần đây, người phạm tội mới nhận ra hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Hành vi mại dâm và môi giới mại dâm trước kia chỉ xảy ra đối với người bất hạnh, nghèo khó, làm công việc nhạy cảm hoặc bị ép buộc, nay thì ngược lại, mại dâm có xu hướng là người có nhan sắc, học thức cao(7), họ có tâm lý coi thường pháp luật, hám lợi, lười lao động nhưng lại muốn kiếm tiền nhanh và dễ dàng. Vì vậy, họ sẵn sàng thực hiện tội phạm chứa mại dâm, môi giới mại dâm khi có cơ hội.
Nâng cao hoạt động quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội như công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, công tác giám sát hoạt động mại dâm sử dụng công nghệ cao như FB, Zalo, môi giới mại dâm.
Bảo vệ người mại dâm: Pháp luật chưa có quy định cụ thể về bảo vệ quyền lợi và sự an toàn của người mại dâm. Tuy nhiên, Chính phủ và các tổ chức xã hội đã triển khai các chương trình và hoạt động nhằm giúp đỡ và hỗ trợ người mại dâm, bao gồm việc cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục và tái hòa nhập xã hội.
Về hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự
Cần mở rộng đến nhiều hành vi khác như làm trung gian, môi giới giữa người mua dâm và người bán dâm vì trên thực tế, việc môi giới mại dâm diễn ra rất đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, bằng nhiều hành vi khác nhau. Nếu chỉ giới hạn ở hai hành vi dụ dỗ ngườimại dâm và dẫn dắt người mại dâm thì quá hẹp, không bao quát được hết các hành vi khác có liên quan. Người môi giới mại dâm có hành vi cố ý giới thiệu hoặc giúp cho bên mua dâm và bán dâm gặp nhau để thỏa thuận việc mua bán dâm (như chọn địa điểm, thời gian, chuyển lời đề nghị, yêu cầu… giữa hai bên), kể cả chuyển hoặc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho bên mua và bán dâm.
Trường hợp môi giới mại dâm đối với người dưới 13 tuổi thì xử lý thế nào? Trong cấu thành tội phạm môi giới mại dâm không quy định tình tiết này là tình tiết định khung tăng nặng, mà chỉ quy định đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Vậy trường hợp này cần xử lý thế nào? Là đồng phạm của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo điểm b khoản 1 Điều 142 Bộ luật Hình sự hay tội danh khác. Theo đó, cần bổ sung tình tiết tăng nặng định khung đối với hành vi môi giới mại dâm đối với người chưa thành niên dưới 13 tuổi là đối tượng tác động của tội phạm(8). Hoặc cần hướng dẫn: Nếu môi giới mại dâm người dưới 13 tuổi thì có thể bị xử phạt về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 142 Bộ luật Hình sự(9).
Bổ sung tình tiết lợi dụng hoạt động kinh doanh dịch vụ để môi giới mại dâm. Hoạt động kinh doanh có môi giới mại dâm là hoạt động bất hợp pháp và vi phạm pháp luật trong hầu hết các quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Việc môi giới mại dâm đồng nghĩa với việc hỗ trợ, tài trợ hoặc tạo điều kiện cho hoạt động mại dâm, trong đó người được môi giới là người mại dâm và người sử dụng dịch vụ là khách hàng. Điều này không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn vi phạm pháp luật.
(1) PGS.TS Trịnh Quốc Toản (Chủ biên) xem Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Phần các tội phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.128. (2) Xem: https://www.tracuuphapluat.info/2019/06/binh-luan-ve-toi-moi-gioi-mai-dam-dieu-328.html (3) PGS.TS Trịnh Quốc Toản, Nghiên cứu về hình phạt trong luật hình sự Việt Nam dưới góc độ bảo vệ quyền con người, NXB Chính trị quốc gia, 2015. (4) TS Lê Tiến Châu, Giới thiệu những nội dung mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (so sánh với Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009), NXB Tư pháp, tr. 499. (5) https://www.tapchitoaan.vn/bat-cap-trong-quy-dinh-ve-toi-moi-gioi-mai-dam-va-mot-so-kien-nghi-hoan-thien, ngày 12/8/2023. (6) Xem: https://tuoitre.vn/video/nhieu-tiep-vien-hang-khong-ban-dam-nghin-gia-1000-3000-usd-luot-146990.htm, ngày 13/8/2023. (7) https://dantri.com.vn/xa-hoi/doi-tuong-mua-ban-dam-co-hoc-thuc-ngay-cang-tang-1221769412.htm, ngày 13/8/2023. (8) Xem: TS Vũ Thị Phượng (Chủ biên), Bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng pháp luật hình sự, NXB Công an nhân dân, tr.135. (9) https://www.tapchitoaan.vn/bat-cap-trong-quy-dinh-ve-toi-moi-gioi-mai-dam-va-mot-so-kien-nghi-hoan-thien, ngày 12/8/2023. |
Tiến sĩ NGÔ NGỌC DIỄM
Trường đại học Văn hóa
Tiến sĩ VŨ THỊ PHƯỢNG
Trường đại học Công đoàn