/ Thư viện pháp luật
/ Những thay đổi đối với cán bộ, công chức, viên chức

Những thay đổi đối với cán bộ, công chức, viên chức

06/08/2021 15:09 |

(LSVN) - Từ 01/7/2020, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019 chính thức có hiệu lực. Theo đó, nhiều chính sách, quy định về việc làm của cán bộ, công chức, viên chức sẽ có sự thay đổi.

Ảnh minh họa.

Ba trường hợp viên chức có biên chế suốt đời

Từ 01/7/2021, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn sẽ chỉ được áp dụng với ba trường hợp sau:

- Viên chức được tuyển dụng trước 01/7/2020;

- Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;

- Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Hợp đồng làm việc xác định thời hạn của viên chức được kéo dài tối đa 60 tháng

Theo quy định tại Luật Viên chức 2010, hợp đồng làm việc xác định thời hạn có hiệu lực trong thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Tuy nhiên, trong Luật sửa đổi, bổ sung 2019, hợp đồng này được kéo dài trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.

Ngoài ra, Luật sửa đổi, bổ sung sẽ bổ sung thêm một loại ngạch công chức mới, ngạch này do Chính phủ quy định bên cạnh các ngạch chuyên viên chính và tương đương, chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên.

Công khai kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức tại nơi làm việc

Theo đó, kết quả đánh giá cán bộ, công chức được xếp loại theo bốn mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ.

Kết quả này sẽ được lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức và thông báo đến người được đánh giá, đồng thời công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức công tác.

Đối với cán bộ, công chức có hai năm liên tiếp xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cho thôi làm nhiệm vụ. Tăng thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức hiện hành, thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. Tuy nhiên, Luật sửa đổi, bổ sung đã quy định tăng thời hiệu xử lý đối với từng loại hành vi vi phạm là 2 năm và 5 năm.

Luật sửa đổi, bổ sung cũng quy định không tính thời hiệu đối với một số hành vi cụ thể như:

- Cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;

- Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;

- Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.

Luật sửa đổi, bổ sung cũng bổ sung việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu.

PV

Quy định mới về chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo

Lê Minh Hoàng