Ảnh minh họa.
Trả lời về vấn đề trên, Luật sư Hà Thị Khuyên, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho hay, tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định quyền của người sử dụng đất, trong đó có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất;
- Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Đặc biệt, khi chuyển nhượng đất nông nghiệp, cần đáp ứng một số điều kiện cụ thể tại quy định tại Điều 191, Luật Đất đai 2013, như sau:
- Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận, tặng, cho quyền sử dụng đất trồng lúa;
- Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng, cho, quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
- Việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trong hạn mức được quy định tại Điều 130 Luật Đất đai và quy định chi tiết tại Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Có vi phạm quy định pháp luật không?
Khi đất nông nghiệp thỏa mãn các điều kiện khoản 1 Điều 188, Điều 191 Luật Đất đai 2013 thì cá nhân hoặc hộ gia đình hoàn toàn có quyền thực hiện hoạt động mua bán, chuyển nhượng mà không vi phạm quy định pháp luật.
Cơ quan chức năng tiến hành thực hiện việc mua bán
Thẩm quyền Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiếp nhận, Luật Đất đai 2013, quy định rõ trình tự, thủ tục và thẩm quyền quyết định việc chuyển nhượng đất nông nghiệp như sau:
Lập hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp:
Hai bên nhận chuyển nhượng và chuyển nhượng đến văn phòng công chứng nơi có đất yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Hồ sơ yêu cầu công chứng:
- Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn…
Về đăng ký biến động đất đai:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai.
Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ.
Bước 3: Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có).
Bước 4: Nhận kết quả theo phiếu hẹn.
Lưu ý, thời gian thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
TRẦN VŨ
Trường hợp nào được tạm đình chỉ vì lý do bất khả kháng do dịch bệnh?