Ảnh minh họa.
Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, h và k khoản 1 Điều 31 của Luật này như sau:
Thứ nhất, 3% vào quỹ ốm đau và thai sản.
Thứ hai, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 31 của Luật này.
Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất cho người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 31 của Luật này như sau:
Thứ nhất, 3% vào quỹ ốm đau và thai sản.
Thứ hai, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 39 của Luật này.
Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất đối với người sử dụng lao động được quy định như sau:
- Ngày thứ 10 của tháng tiếp theo đối với phương thức đóng hằng tháng;
- Ngày cuối cùng của chu kỳ đóng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần;
- Ngày cuối cùng của tháng thứ 04 của chu kỳ đóng đối với phương thức đóng 06 tháng một lần;
- Ngày cuối cùng của tháng thứ 07 của chu kỳ đóng đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
DUY ANH
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định thế nào về đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị