(LSO) - Tính đến 11h ngày 29/3, tất cả 63 tỉnh đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học. Nhiều nơi, học sinh sẽ nghỉ học đến khi có thông báo mới.Trong khi tình hình dịch bệnh Covid-19 đang ngày một phức tạp.
Dịchbệnh Covid-19 ở Việt Nam đến thời điểm hiện tại đã bước sang giai đoạn 3, Chínhphủ và các bộ ngành đã có những biện pháp hết sức quyết liệt, hữu hiệu trong việckiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh lây lan; hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng củadịch bệnh…
Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn không khỏi lo lắng khi việc học của con em mình đang bị nghỉ giữa chừng. Kể từ sau Tết Nguyên đán Canh Tý, học sinh cả nước đã phải nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh, một số địa phương sau đó đi học lại nhưng cũng chưa “nóng ghế” đã phải nghỉ do dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
Trái ngược với sự quan tâm của dư luận, thì ngành giáo dục dường như “chưa thích ứng kịp” với tình hình dịch bệnh. Cho đến ngày 31/3/2020 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới có văn bản hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của học kì II năm học 2019-2020 đối với các cấp học.
Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục điều chỉnh nội dung học. Trong đó, chủ yếu là tinh giản nội dung học, không kiểm tra đánh giá nội dung học, dạy học bằng hình thức trực tuyến (qua truyền hình, phần mềm dạy học online)…
Nhiều người đánh giá, khi thời điểm kết thúc năm học chỉ còn 2 tháng đối với các cấp học, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới có chỉ đạo cụ thể nhất về việc học là quá muộn. Chưa kể số lượng học phần cả học kỳ II "chưa học được là bao nhiêu", phần nhiều vẫn trên sách, và thời điểm thi lên cấp III, thi tốt nghiệp THPT, đại học cũng đang cận kề.
Đối với các địa phương, việc triển khai học trực tuyến (trên truyền hình) cũng được triển khai khá muộn. Tại Hà Nội và TP. HCM – hai địa phương được xem là “có điều kiện” thì việc dạy học này cũng tới cuối tháng 3 mới bắt đầu triển khai (Hà Nội ngày 19/3, TP. HCM ngày 23/3).
Tuy nhiên, việc dạy học trực tuyến cũng chỉ áp dụng đối với các môn cơ bản (học để thi), còn các môn “phụ” thì bỏ ngỏ hoặc học sinh tự học... Đây là một bất cập không chỉ xảy ra trong thời điểm dịch, mà bấy lâu nay chương trình dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn bị xem là "học tủ", "học đối phó", "học để thi"...
Việchọc trên truyền hình và qua internet cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố để có thểđảm bảo đạt được hiệu quả. Trong khi phương pháp dạy và học này cũng chưa có sựhướng dẫn cụ thể của cơ quan quản lý giáo dục nên gặp khá nhiều lúng túng trongquá trình thực hiện.
Ngoàiviệc dạy học trên truyền hình, một số địa phương cũng triển khai áp dụng việc dạyhọc qua internet, các ứng dụng như Zoom.us, Google Classroom, Shub Classroom. Nhìnbề ngoài, việc dạy và học này được đánh giá là phù hợp với tình hình hiện naynhưng thực sự có đem lại hiệu quả như mong đợi?
Để đảmbảo được việc học thì người học phải trang bị công cụ như điện thoại thông minh, máytính kết nối internet. Thực tế, điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình,vùng miền là khác nhau nên việc dạy và học trực tuyến này gặp nhiều khó khăn. Đặcbiệt với những địa phương ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa việclo cái ăn còn khó chứ chưa nói đến trang bị máy móc để phục vụ học tập.
Chị Nguyễn Thị Giang (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, cuối tháng 3 vừa qua nhà trường có tổ chức dạy cho học sinh qua ứng dụng Shub Classroom đối với khối tiểu học. Nhưng việc học của con gái chị cũng không được suôn sẻ khi thường xuyên gặp sự cố về đường truyền, lỗi kĩ thuật phần mềm...
“Nhiều khi tôi mở máy tính cho cháu học nhưng có lúc mất tiếng, lúc không vào được. Đến khi kết nối được thì cũng hết thời gian dạy học”, chị Giang nói.
Việc bố trí dạy học theo khung giờ cố định cũng gặp nhiều bất cập, nhất là với học sinh nhỏ tuổi cần có sự kèm cặp, hướng dẫn của bố mẹ. “Cả ngày đi làm, tối về phải sắp xếp thời gian hướng dẫn con học online khiến tôi mất rất nhiều thời gian và mệt mỏi. Tôi thấy cần có giải pháp khác khả quan hơn chứ việc học như thế này không hiệu quả”, chị Giang cho biết.
Đốivới khối đại học, nhiều trường cũng đã sử dụng phần mềm vào dạy học online chosinh viên. Tuy nhiên, cũng nằm trong tình trạng chung, các ứng dụng này cũngkhông đem lại hiệu quả như mong đợi khi phụ thuộc vào chất lượng của đường truyền,ý thức của người học tập…
Nhiềuphụ huynh chia sẻ, ngay việc học trên lớp giáo viên và học sinh đối mặt nhaucũng chưa đem lại hiệu quả cao chứ đừng nói đến việc cho học sinh, sinh viên “tựquyết” khi một mình với chiếc điện thoại, máy tính.
Việc học trực tuyến đòi hỏi tinh thần tự giác cao, khả năng tập trung của người học. Đối với đối tượng học sinh nhỏ tuổi thì cần có sự giám sát, kết hợp từ phía gia đình. Nhưng không phải gia đình nào bố mẹ cũng có thể ở nhà kèm con học cả tuần được. Nghỉ ở nhà quá lâu mà không phải đến trường có thể gây tâm lý chán học, học đối phó, học sinh không hứng thú với việc học. Tình trạng sinh viên tham gia lớp học, nhưng mất tập trung, làm việc riêng… khiến cho việc học càng mang tính hình thức, chưa thực sự đạt được hiệu quả.
Kỳ thi sắp đến, trong khi diễn biến dịch bệnh còn rất phức tạp, khó đoán định. Đến thời điểm này các địa phương vẫn chưa có kế hoạch cụ thể về việc đi học lại. Trước tình hình đó, đòi hỏi Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đưa ra một giải pháp thiết thực hơn để khắc phục tình trạng này như các bộ, ngành khác đang làm để đối phó dịch Covid-19.
Điều mà người dân quan tâm bấy lâu nay đó là chất lượng giáo dục ngày một đi xuống, nhưng vẫn chưa có biện pháp giải quyết triệt để. Nay gặp tình trạng này thì liệu có ai dám chắc chất lượng học sinh năm học 2019-2020 đảm bảo tiêu chuẩn, nhất là đối với học sinh chuẩn bị thi vào đại học và sinh viên đang học đại học?.
Bắt đầu từ ngày 01/7/2019, bằng đại học được đào tạo theo hình thức chính quy hay tại chức, từ xa, liên thông đều có giá trị ngang nhau. Theo Thông tư 27/2019 của Bộ GD&ĐT quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học. Theo đó, từ 01/3/2020 trên bằng đại học sẽ không ghi hệ đào tạo chính quy, tại chức hay vừa làm vừa học. Những quy định này đã khiến nhiều người băn khoăn, một khi vàng-cám lẫn lộn như nhau thì chất lượng giáo dục sẽ ra sao? Có một sự thật là càng có nhiều loại hình đào tạo tương tự thì chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống. Hệ đào tạo chính quy hiện nay vẫn tuyển dụng đầu vào, tuy mỗi trường có tiêu chuẩn riêng nhưng cũng đã qua sàng lọc. Trong khi đó, hệ đào tạo không chính quy (tại chức, liên thông, từ xa) thường là những học sinh lớp 12 không đậu vào hệ chính quy và những người vừa học vừa làm. Hình thức đào tạo không chính quy hiện nay phần lớn là không phải thi đầu vào hoặc có thi cũng chỉ thi cho có hình thức. |
Lê Hoàng - Thanh Loan