/ Tư vấn
/ Người lao động nghỉ cách ly dịch Covid-19 bị tính vào nghỉ phép năm có đúng không?

Người lao động nghỉ cách ly dịch Covid-19 bị tính vào nghỉ phép năm có đúng không?

05/01/2021 18:01 |

(LSO) - Trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ về cách ly xã hội, cơ quan tôi yêu cầu cán bộ viên chức nghỉ ở nhà nhưng tính vào phép năm. Tôi có việc gia đình dự định cuối năm mới xin nghỉ phép nhưng bây giờ bị ép nghỉ phép thì cuối năm tôi sẽ phải xin nghỉ không lương. Tôi xin hỏi cơ quan tôi thực hiện như vậy có đúng không. Bạn đọc Nguyễn Đ., Hà Nội.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty Luật Đức An xin trả lời như sau:

Theo quy định tại khoản 5 Điều 32 Bộ luật Lao động 2012 thì người sử dụng lao động có thể cho người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng trong đó có thể thỏa thuận về tiền lương khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, việc này diễn ra phải có sự thỏa thuận của hai bên và tất nhiên là phải được bên phía người lao động chấp thuận.

Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, Điều 98 Bộ luật Lao động 2012 quy định trong trường hợp vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Như vậy, trong trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động tạm thời nghỉ việc do dịch bệnh Covid-19 và Chỉ thị 16/CT-TTg thì giữa người lao động và người sử dụng lao động phải có thỏa thuận với người lao động về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng và tiền lương khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 nêu trên.

Câu hỏi bạn đọc nêu không rõ bạn thuộc trường hợp viên chức hay cán bộ  công chức. Nếu trường hợp bạn là viên chức áp dụng Luật Viên chức 2010 Điều 13.

Quyền của viên chức về nghỉ ngơi

1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việcriêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chứckhông sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toánmột khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

2. Viên chức làm việc ở miền núi, biêngiới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu,được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉphép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơnvị sự nghiệp công lập.

3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù,viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.

4. Được nghỉ không hưởng lương trongtrường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sựnghiệp công lập.

Bộ luật Lao động 2012 tại Điều 111. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho mộtngười sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồnglao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trongđiều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặngnhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinhsống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trìphối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động làngười khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặcbiệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiệnsinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành;

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉhằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trướccho người lao động;

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụnglao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

Nghị Định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động

Điều 6. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm

9. Thời gian phải ngừngviệc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

Căn cứ theo quy định trên, thời gian bạn nghỉ dịch Covid-19 được tính là trường hợp ngừng việc không do lỗi của người lao động và được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hàng năm. Cuối năm, bạn vẫn có thể thoả thuận với người lao động để nghỉ phép năm.

Như vậy, với trường hợp của bạn, bạn có thể thỏa thuận lại với người sử dụng lao động về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng không tính vào thời gian nghỉ phép năm cùng với mức lương khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng sao cho phù hợp nhất.

Lê Hoàng

/quyen-loi-cua-nguoi-lao-dong-va-nguoi-su-dung-lao-dong-khi-phai-cach-ly-ngung-viec-vi-dich-covid-19.html